Lùm xùm tại Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM: Giải thưởng Hội có còn giá trị?

08/01/2018 - 07:01

PNO - Những lùm xùm tại Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017 đang khiến cả giới văn chương lẫn dư luận phát ngấy và đặt vấn đề về sự tồn tại của nó.

Không qua nổi sơ khảo sao vẫn được giải

Kết quả giải thưởng năm nay hoàn toàn khác biệt so với cơ cấu giải thưởng hằng năm. Thay vì chọn một tác phẩm văn xuôi, một thơ để trao giải, năm nay chỉ có một giải chính thức trao cho tập lý luận phê bình Văn chương phương Nam - Một vài bổ khuyết (Võ Văn Nhơn - Nguyễn Thị Phương Thúy). Còn lại là hai tặng thưởng tác giả và bảy tặng thưởng tác phẩm. Không có giải Nhà văn trẻ.

Lum xum tai Giai thuong Hoi Nha van TP.HCM: Giai thuong Hoi co con gia tri?

Các tác phẩm được trao giải thưởng, tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM 2017, trong đó Thơ trắngNghi lễ của ánh sáng hứng chịu vô số chỉ trích

Có thể tạm lý giải kết quả trên là do năm nay văn xuôi mất mùa và đó là cách làm mới giải thưởng của hội. Vấn đề là, ngay sau đó, tập thơ (Lê Tuân) và (La Mai Thi Gia) đã bị phản ứng vì không qua được hội đồng sơ khảo nhưng lại đi thẳng lên chung khảo và được trao giải (!).

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đặt câu hỏi: “Ai đã đặc cách hai tập thơ này vào tặng thưởng? Lạm quyền bè cánh hay ảo tưởng thiên tài?”.

Theo nhà thơ Phạm Sỹ Sáu - Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, quy chế của hội cho phép Ban chấp hành (Hội đồng chung khảo) có quyền đề cử và chấm giải tác phẩm mà không qua hội đồng chuyên môn. Nhưng giải thích bằng “quy chế” không đủ sức thuyết phục, bởi quy chế ấy chỉ có tác dụng khi tác phẩm bị bỏ sót từ hội đồng sơ khảo.

Ở đây, cả Thơ trắng và Nghi lễ của ánh sáng đều đã được các thành viên Hội đồng thơ thẩm định và đều không được đánh giá cao. Một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp: Hội Nhà văn TP.HCM năm nay “đẻ” ra tặng thưởng hàng loạt là nhằm khuyến khích tác giả hay rộng đường cho những tác phẩm chưa xứng tầm?

Giải như thế, nhận làm gì?

Văn chương mỗi người có riêng một cảm nhận. Có thể với người này, tác phẩm ấy chưa đủ hay, nhưng với người kia là tuyệt vời. Nhưng điều khiến cho tặng thưởng Thơ trắng trở nên kệch cỡm là ngay sau khi kết quả được công bố, một bài phê bình tập thơ này đã được đăng trên website hội với những lời khen có cánh. Người viết bài ngợi khen ấy chính là… chồng của tác giả (hiện bài viết đã gỡ bỏ).

Lum xum tai Giai thuong Hoi Nha van TP.HCM: Giai thuong Hoi co con gia tri?
Ngôn từ của Jean Paul Sartre
Giải thưởng chuyên ngành vẫn là sự khích lệ với người cầm bút, nhưng cũng có thể là một vết sẹo suốt đường văn nghiệp. Trong những trường hợp lùm xùm, thiếu minh bạch, từ chối nhận giải đôi khi là lựa chọn sáng suốt hơn là “cố đấm ăn xôi”.

Lùm xùm mang tên Thơ trắngNghi lễ của ánh sáng đã khiến công chúng quên mất những tác phẩm, tác giả được tặng thưởng khác: Ngàn năm biển gọi (Trúc Phương), Rượu với văn chương (Trần Thanh Phương), Dưới mái nhà xanh (Tôn Nữ Thu Thủy), Những ký âm ngân (Nguyễn Thị Thanh Long), Đi tìm ẩn ngữ văn chương (Trần Hoài Anh)... Thậm chí dư luận cũng không còn niềm tin vào giá trị của giải thưởng năm nay.

Cũng không phải đến bây giờ, chuyện ồn ào, thiếu minh bạch trong các kỳ trao thưởng của Hội Nhà văn mới khiến người trong giới và công chúng ngán ngẩm. Đã từng xảy ra trường hợp tác giả Ly Hoàng Ly (tập thơ Lô Lô, được xét trao tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2006) trả giải.

Gần đây nhất là nhà văn Thuận và dịch giả Lê Ngọc Mai từ chối giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (dành cho hạng mục dịch thuật với tác phẩm Ngôn từ của Jean Paul Sartre). “Tôi từ chối giải thưởng vì hội chưa làm đúng trách nhiệm là bảo vệ quyền tự do sáng tác của nhà văn” - nhà văn Thuận chia sẻ.

Giải thưởng chuyên ngành vẫn là sự khích lệ với người cầm bút, nhưng cũng có thể là một vết sẹo suốt đường văn nghiệp. Trong những trường hợp lùm xùm, thiếu minh bạch, từ chối nhận giải đôi khi là lựa chọn sáng suốt hơn là “cố đấm ăn xôi”. Suy cho cùng, văn chương là đường dài. Quan trọng là người có đủ kiên định để theo đuổi, tạo ra những tác phẩm xứng tầm tiếp theo hay không. Còn có giải thưởng mà tác phẩm bị chê dở, bị chỉ trích hoặc chìm nghỉm, không có sức lan tỏa thì việc được vinh danh cũng chẳng mấy ý nghĩa. 

Nhà thơ Khánh Chi (Ủy viên Hội đồng thơ)

Kết quả giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM năm nay quả là một sự chế giễu chẳng mấy nhẹ nhàng với lao động của Hội đồng thơ chúng tôi. Nhà thơ Phan Hoàng (Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng thơ) có điện thoại cho tôi, giải thích rằng theo quy chế, ban chấp hành có quyền đề cử tác phẩm để trao giải thưởng. Tôi cho rằng, nếu có quy chế như thế thì cũng cần sửa đổi, bổ sung, sao cho kết quả phải là sự thống nhất ý kiến của những người có trách nhiệm về chuyên môn cũng như những người có quyền. Còn làm thế này, tôi có cảm tưởng rằng những ý kiến của cả một Hội đồng thơ chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí là buồn cười.

Thảo Mộc

Từ khóa cba
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI