“Bầu” Kiên kinh doanh trái phép suốt 5 năm

21/05/2014 - 19:30

PNO - PNO - Bị truy tố về tội “kinh doanh trái phép” từ ngày 15/52007- 03/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã lập ra 6 công ty (CT) để che giấu hành vi phạm tội của mình.

edf40wrjww2tblPage:Content

Kiên và đồng bọn đã thầm lặng thao túng ngân hàng, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước, thu lợi hơn 21.000 tỷ đồng từ hành vi kinh doanh trái phép trong vòng 5 năm mới bị phát hiện.

“Bau” Kien kinh doanh trai phep suot 5 nam
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại phiên xử

Của thiên trả địa

Vẫn gương mặt sắc lạnh, giọng nói đanh thép, ánh mắt luôn gườm gườm nhìn về phía HĐXX, “bầu” Kiên tận dụng tối đa khả năng “hùng biện” của mình. Ngay cả khi, sự hùng biện đó nhằm mục đích chối phăng hành vi phạm pháp. Chủ tọa nhiều lần cao giọng nhắc nhở ‘bầu” Kiên: “Bị cáo không có quyền hỏi, mà chỉ có quyền được trả lời các câu hỏi của HĐXX”. Kiên luôn mở đầu mỗi phần trả lời của mình bằng câu “Thưa HĐXX cho phép tôi được trả lời 2 (hoặc hơn) những vấn đề như sau”. Và ông ta luôn nói từng vấn đề một cách mạch lạc, không cần giấy tờ hay các văn bản quy định của pháp luật. Mỗi khi chủ tọa phiên tòa muốn xác nhận một vấn đề nào đó, thay vì trả lời “vâng, hoặc đúng”, thì Kiên luôn đáp lạnh lùng: “Chính xác”!

Trong “giấy phép kinh doanh” được đăng ký khi thành lập 6 CT do Kiên làm Chủ tịch HĐQT, có các ngành nghề kinh doanh vàng, xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc đá quý (không bao gồm xuất khẩu vàng nguyên liệu); nghiên cứu, phân tích thị trường, quản lí tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp… không có ngành nghề kinh doanh tài chính. Nhưng “bầu” Kiên lại âm thầm lấy đó làm mục đích kinh doanh mũi nhọn của mình.Từ việc kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng.

Kiên khai tại tòa: Trong số 6 CT được thành lập, Kiên chỉ có trách nhiệm với 5 CT, còn CTy B&B do 3 người góp vốn gồm: Kiên,vợ Kiên là bà Đặng Ngọc Lan và em gái Kiên. Theo cáo buộc của VKS: “Ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB gồm các ông Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT), Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang (3 phó Phủ tịch), Lý Xuân Hải (Tổng giám đốc), Huỳnh Quang Tuấn (phó Tổng giám đốc) cùng Nguyễn Đức Kiên ra quyết định về việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền, ngoại tệ ở các tổ chức tín dụng. Từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, ông Hải đã ủy quyền cho kế toán trưởng uỷ thác gần 720 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP HCM. Lãi suất ghi trong hợp đồng là 14% một năm, lãi suất thỏa thuận ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13% một năm.

Tuy nhiên, toàn bộ số tiền đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng Phòng giao dịch Điên Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM) chiếm đoạt. Bị cáo Như cũng được di lý từ TPHCM ra Hà Nội trước phiên xử để làm rõ thêm tội trạng của “bầu” Kiên và đồng phạm. Tòa cho mời đại diện Ngân hàng ACB, Ngân hàng Vietinbank và Ngân hàng Nhà nước, cùng đại diện các bộ, ngành liên quan đến hoạt động quản lý, kinh doanh của “bầu” Kiên.

Lũng đoạn thị trường vàng

Tại phiên tòa, Nguyễn Đức Kiên thừa nhận cả 6 CT của Kiên đều không có giấy phép kinh doanh tài chính. “Chẳng có quy định nào cấm kinh doanh tài chính cả. Trên thực tế, không có một doanh nghiệp nào đóng trên lãnh thổ Việt Nam đăng ký kinh doanh tài chính. Luật không yêu cầu ghi rõ ngành nghề kinh doanh và cũng không quy định về việc góp vốn ngành nghề kinh doanh” - Kiên nói. Về việc “kinh doanh vàng trái phép" xảy ra tại CTy Thiên Nam (một trong 6 CT), bị cáo Kiên giải thích: “Anh Lê Quang Trung với vai trò là Tổng giám đốc mới là người ký các lệnh bán và mua vàng. Việc chỉ đạo điều hướng của CT là HĐQT chịu trách nhiệm. Bản thân tôi là Chủ tịch HĐQT thì tôi là người chịu trách nhiệm. Tôi biết rất rõ về các lệnh bán và mua diễn ra như thế nào. Cá nhân tôi đã khai rất đầy đủ, chi tiết trong các bản cung, những lời khai đó là sự thật. Theo bị cáo Kiên, câu chữ trong bản cáo trạng của VKS không đúng. Cụ thể: “Pháp nhân đặt lệnh chứ không phải cá nhân đặt lệnh”.

Cũng theo bị cáo Kiên, CT Thiên Nam đặt lệnh mua bán vàng và gửi Ngân hàng ACB. HĐXX hỏi bà Nguyễn Hồng Vân - Phó Trưởng phòng nghiệp vụ - Cục Đăng ký Kinh doanh Bộ KH-ĐT, về ngành nghề kinh doanh có phải đăng ký hay không? Bà Vân cho biết, Bộ KH-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh thuộc cơ quan chuyên ngành có thẩm quyển là Bộ Tài chính.

Bị cáo Lý Xuân Hải thừa nhận: CT Thiên Nam kinh doanh giá vàng chứ không phải kinh doanh vàng vật chất và việc kinh doanh này không có trong danh mục đăng ký, còn quá mới ở Việt Nam. Theo đó, kinh doanh theo hình thức đặt lệnh mua bán vàng tại ngân hàng ACB như sau: đặt lệnh bằng văn bản được đổi mới, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì khách hàng có thể đặt lệnh bằng điện thoại, sau đó hợp thức hóa bằng giấy tờ sau. Ký các lệnh mua bán vàng do ông Trung làm, nhưng hầu hết nhân viên của Ngân hàng ACB đều nhận ra giọng nói của Kiên nên Kiên chỉ việc gọi điện thoại cho họ để làm giao dịch mua bán vàng. Nhân viên ACB phải có trách nhiệm ghi nhận từng giọng nói của từng giao dịch và báo cáo lại.

CHI MAI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI