Trang bị kỹ năng ứng phó với trộm, cướp

29/08/2015 - 08:01

PNO - “Nếu tự trang bị cho mình một số kỹ năng, phụ nữ vẫn có thể tránh xa hoặc ứng phó hiệu quả với bọn trộm, cướp”.

Trinh sát Nguyễn Quốc Dũng, Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Công an (CA) TP.HCM khẳng định trong buổi tập huấn cho hơn 200 thành viên ban chủ nhiệm các câu lạc bộ Gia đình phòng, chống tệ nạn xã hội, do Hội LHPN TP.HCM tổ chức ngày 25/8. “Nếu tự trang bị cho mình một số kỹ năng, phụ nữ vẫn có thể tránh xa hoặc ứng phó hiệu quả với bọn trộm, cướp”.

Cảnh giác trong mọi tình huống

Tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến phức tạp, chuyện trở thành nạn nhân của trộm, cướp là điều có thể xảy ra. Tại buổi tập huấn, trung tá Nguyễn Văn Nừa, Đội phó Đội phòng chống tệ nạn xã hội, CA TP.HCM thông tin: trong sáu tháng đầu năm 2015, toàn thành phố xảy ra 2.870 vụ phạm pháp hình sự; điều tra, khám phá được 1.877 vụ, bắt giữ 2.219 tội phạm. Những án chiếm tỷ lệ khá cao vẫn là trộm cắp tài sản (chiếm 57%), cướp giật (chiếm 17,53%).

Là người mặc thường phục đi tuần hàng ngày, trinh sát Nguyễn Quốc Dũng đúc kết: “Rất nhiều chị em thiếu cảnh giác, trở thành “con mồi” béo bở cho bọn tội phạm. Có những chị vào buồng ATM hí hoáy rút tiền trong khi vẫn cắm chìa khóa trên xe. Có chị vừa lái xe gắn máy vừa trò chuyện điện thoại…”.

Theo anh Dũng, trong rất nhiều trường hợp, nếu biết cách, chị em có thể dễ dàng nhận ra mối nguy để chủ động ứng phó. Các trinh sát hướng dẫn, khi chị em lái xe gắn máy, qua kính chiếu hậu, nếu thấy đối tượng lạ mặt cứ bám theo mình, thử rẽ vào một con đường khác, nếu đối tượng vẫn rẽ theo thì phải đặt nghi vấn.

Đối tượng cướp giật trên đường phố thường có đặc điểm: ăn mặc bụi bặm, có hình xăm trên người, mắt lúc nào cũng láo liên. Xe chúng chạy thường là xe loại cũ, rẻ tiền nhưng tiếng nổ của xe to và đanh hơn tiếng nổ của xe bình thường (do đã xoáy nòng). Biển số xe của chúng thường được xóa mờ hoặc cố tình bẻ cong, bẻ vẹt nhằm tránh bị đọc bảng số sau khi gây án…

Trong khu dân cư, chị em cũng cần tập cách để ý những đối tượng lạ, đặc biệt là những đối tượng đi qua đi lại nhà người khác mà mắt láo liên quan sát.

Khi vào rút tiền ở buồng ATM, chị em cần để xe gần với mình nhất và khóa cẩn thận. Hiện một số đối tượng cướp tiền ở quầy ATM dùng thủ đoạn mới là đưa “chim mồi” (thường là phụ nữ ) vào buồng ATM vờ như rút tiền, nhưng thực chất là thám thính người bên cạnh xem họ rút bao nhiêu, nơi cất… để báo cho đồng bọn ở ngoài dàn cảnh cướp.

Vì vậy, khi vào rút tiền, chị em cần cảnh giác với cả người đang sử dụng ATM cạnh mình.

Trang bi ky nang ung pho voi trom, cuop
Một hội viên Hội LHPN thực hành động tác khống chế tội phạm dưới sự hướng dẫn của trinh sát hình sự

Sức yếu ứng phó với tội phạm ra sao?

Tại buổi tập huấn, các trinh sát thuộc Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm đã hướng dẫn một số phương pháp ứng phó khi bị tội phạm khống chế.

Nhiều chị em tỏ ra hào hứng, xung phong lên sân khấu để thực hành ngay vì không ngờ có những động tác phản đòn đối với tội phạm cũng “không đến nỗi phức tạp”, như: đạp thật mạnh vào mu bàn chân hoặ c ngón chân của đối tượng, co chân đạp ngược vào đầu gối khiến đối tượng quỵ xuống, sau đó xoay người đá thẳng vào hạ bộ đối tượng.

Các chị em cũng được thực hành thêm cách xử lý tình huống khi bị túm tóc, cầm tay, khống chế bằng kim tiêm… nhưng những động tác đơn giản mà các chiến sĩ trinh sát hướng dẫn cần phải có thời gian luyện tập và không phải ai cũng đủ bình tĩnh để thực hiện.

Vậy khi không thủ được đòn thế nào, gặp tình huống trộm, cướp, chị em cần xử trí ra sao?

Trinh sát Quốc Dũng khuyên: “Bọn tội phạm thường là những đối tượng rơi vào thế quẫn bách nên bất chấp. Khi ra đường mà bị giật đồ, tôi khuyên chị em đừng cố giằng co. Một số người cố giằng co đã bị ảnh hưởng đến tính mạng”.

Trang bi ky nang ung pho voi trom, cuop

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI