Tiếp sức cho mẹ làm tròn trách nhiệm

28/09/2013 - 20:10

PNO - PNO - Con gái ạ, con nên hiểu cho hoàn cảnh của mẹ con đang chịu đựng. Tuy việc mượn danh nghĩa của con để buộc ba phải đưa tiền cho mẹ đã làm tổn thương con, nhưng mẹ con đòi hỏi ba con phải có trách nhiệm với con là chuyện cần...

edf40wrjww2tblPage:Content

Con cũng thấy rồi đó, hình ảnh trên face book của ba con toàn cảnh tiệc tùng tưng bừng với bạn bè, việc này cho thấy ba con sẵn sàng ăn chơi..nhưng vừa nghe điện thoại yêu cầu chu cấp hay giúp đỡ cho con thì ông sửng cồ lên với mẹ của con liền, nên trách mẹ hay trách ba con?
Con buồn, giận mẹ, nhưng thay vì bày tỏ với mẹ để tìm câu trả lời vì sao mẹ con phải làm như thế, hay để góp ý cho mẹ thay đổi cách ứng xử của mình trong việc yêu cầu bố thể hiện trách nhiệm làm cha...thì con lại tự cô lập mình, tạo khoảng cách với mẹ. Con tự cho mình rơi vào khoảng không cô đơn, tự kỷ, khi bên cạnh con, ở chung nhà với con là mẹ và em.

Tiep suc cho me lam tron trach nhiem
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Con cần phải biết, người phụ nữ đơn thân cùng lúc nuôi dạy hai con nhỏ không hề là chuyện đơn giản! Một mặt họ phải lo kiếm tiền, đương đầu với xã hội..., một mặt lo quán xuyến gia đình, dạy dỗ các con trong sự cô đơn tận cùng cả tinh thần và thể xác. Con phải ý thức điều đó để cùng mẹ chia sẻ vui buồn, an ủi mẹ những khi cần, giúp đỡ mẹ nhẹ bớt phần lo toan, nhọc nhằn. Con đừng vin vào vài dữ kiện trong thái độ và cách ứng xử của mẹ đối với ba để hờn trách mẹ, rồi chui vào vỏ bọc khép kín mình trong đó, là con chưa hiểu và biết cảm thông cho mẹ của con.
Việc "vòi tiền" của ba con bằng mọi cách, có thể không vì ham tiền như con và mọi người đang nghĩ, đang bôi xấu hình ảnh của mẹ con đâu, mà theo cô, trong đó còn chất chứa một nỗi đau, nỗi căm hận người đàn ông kia đã sống, đã cư xử với vợ con như thế nào trong quá trình chung sống, để dẫn đến ly hôn.

Thế rồi sau ly hôn, ông ta lại tha hồ ăn nhậu, tự do chung sống với nhân tình...Trong khi người phụ nữ phải gánh vác hết trách nhiệm về hai đứa con, kết quả của cuộc hôn nhân để lại. Con hãy thử đặt con vào vị trí người phụ nữ ấy, cũng chính là mẹ của con, thì con sẽ cảm nhận được nỗi đau đó. Đối diện với thực trạng này, mỗi người sẽ có một cách hành xử khác nhau. Cách làm của mẹ con tuy không khéo léo, làm con tổn thương, nhưng giá như con biết nghĩ rằng có thể viêc cầm lấy tiền của bố (trích bớt từ tiền ăn chơi, nuôi nhân tình), sẽ giúp mẹ con nguôi ngoai, mát dạ, nhẹ nhõm được chút nào đó...chắc con sẽ thấy chuyện không có gì quá lớn lao! Thậm chí ở ngoài đời, cô còn thấy nhiều đứa con tiếp sức với mẹ mình, trực tiếp gọi điện thoại yêu cầu ba cho tiền này tiền nọ, để đưa cho mẹ, giúp đỡ mẹ của mình phần nào gánh nặng trong cuộc sống hàng ngày.

Có thể mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng nếu con có cái nhìn bao quát hơn, bao dung hơn về hoàn cảnh và tâm tư của mẹ, thì chắc con không nỡ trách mẹ , rồi tự đẩy mình rơi vào nỗi đau không đáng có! Cô viết cho con khi đọc những dòng tâm sự "Con là con của ai?" vì một lý do: cô cũng là người mẹ đơn thân sau ly hôn, một mình nuôi hai con nhỏ như mẹ của con. Và hai đứa con của cô hiểu mẹ của chúng cần gì, nên đã thay cô làm việc ấy mà không cần cô phải lên tiếng.

Tiep suc cho me lam tron trach nhiem
 

Cô cầu ước sao những đứa con của các bà mẹ một mình nuôi dạy con sau ly hôn luôn cảm thông và tiếp sức cho mẹ mình làm tròn trách nhiệm một cách tích cực với sự đồng cảm. Đừng để người mẹ đơn thân ấy phải trực tiếp đối đầu với nghịch cảnh rồi hứng chịu búa rìu dư luận "mượn con để vòi tiền bố" giống như hoàn cảnh của mẹ con hiện tại.

Nếu cô viết có điều gì không phải, cô mong con bỏ qua. Cô chúc con và mẹ sớm tìm được sự cảm thông, thấu hiểu!



NGỌC TRÚC 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI