Mâm cỗ tết đầy ý nghĩa của người Nhật

18/02/2018 - 06:00

PNO - Tết của người Nhật không thể thiếu mâm cỗ truyền thống mang tên Osechi-ryori với nhiều món ăn có vị chua, ngọt hoặc món khô.

Datemaki

Trông khá giống với món Tamago yaki (trứng chiên cuộn Nhật Bản) nhưng mùi vị lại có sự khác biệt. Datemaki được xem như món trứng cuộn ngọt, được trộn với một nguyên liệu khác tên là Hanpen (một loại bánh cá) nên xốp hơn cả Tamago yaki.

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Theo truyền thống, người Nhật thường cuộn tròn những tài liệu quan trọng hoặc tranh vẽ. Do đó, món cuộn này tượng trưng cho mong muốn phát triển hơn nữa nền văn hóa và truyền thống hiếu học.

Kuri-kinton

Để thể hiện mong muốn giàu có và một năm mới tốt đẹp, người Nhật thường ăn món Kuri-kinton (hạt dẻ ngọt). Món ăn có màu vàng tươi bắt mắt và hơi khó ăn vì khá dính.

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Kohaku Kamaboko

Kohaku Kamaboko là món ăn làm từ thịt cá trắng xay nhuyễn, cho thêm gia vị như bột ngọt, muối, đường và một số nguyên liệu khác. Sau đó, bánh được tạo hình với hai màu đỏ và trắng rồi đem hấp cho đến khi chín cứng.

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Màu đỏ có ý nghĩa ngăn chặn tà ma trong khi màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết. Hình dạng bánh tượng trưng cho hình ảnh rạng đông khi mặt trời của năm mới mọc ở đường chân trời.

Kobu-maki

Món tảo bẹ cuốn này có hai ý nghĩa đặc biệt. Trong tiếng Nhật từ “kobu” đồng âm với từ “yorokobu”, mang ý nghĩa niềm vui và hạnh phúc. Nếu viết theo kiểu chữ Hán, “生 子”, nó có nghĩa là sinh được nhiều con cái.

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Kazunoko

Cũng là một cách chơi chữ của người Nhật. “Kazu” nghĩa là số lượng và “ko” nghĩa là con cái. Vì thế, Kazunoko, món trứng cá trích, biểu tượng cho sự may mắn có nhiều con cái. Được ướp trong nước tương dashi ngọt, món trứng cá quý hiếm và đắt tiền này là một phần quan trọng trong “bộ sưu tập” osechi.

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Ebi

Loài tôm có hai râu dài và một cái “lưng” cong. Hình ảnh này tượng trưng cho cuộc sống trường thọ đến khi râu tóc chúng ta đã dài và lưng đã cong. Tôm chiên có sắc đỏ vừa làm cho mâm cỗ Osechi” bắt mắt vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma trong năm mới.

Kuromame

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Theo Đạo giáo, màu đen giúp chống lại linh hồn ma quỷ. Hơn nữa, từ "mame" có nghĩa là sức khỏe tốt và sức mạnh trong tiếng Nhật. Do đó, món kuromame (đậu đen) đại diện cho mong muốn sống và làm việc với sức khỏe tốt trong năm tiếp theo.

Tatsukuri

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Đây là món cá mòi con được làm khô với mùi vị ngọt. Cái tên “tatsukuri” có liên quan đến việc trồng lúa. Trước đây, nông dân Nhật Bản thường dùng cá mòi khô làm phân bón cho ruộng và các vụ mùa thu hoạch lúa đều rất tốt. Vì thế, món Tatsukuri vẫn được xem là một biểu tượng cho vụ mùa thu hoạch tốt trong năm tiếp theo.

Renkon

Theo Phật giáo, sen là loại cây của sự tinh khiết, là nơi Đức Phật sống. Qua đó, củ sen (renkon) “đại diện”cho một tương lai suôn sẻ không trở ngại. Bởi vì, bạn có thể nhìn xuyên thấu mọi thứ qua các lỗ của củ sen mà không gặp vật cản nào.

Kikuka-kabu

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Hoa cúc là “quốc hoa” của Nhật Bản và luôn xuất hiện trong các lễ hội, Tết truyền thống cũng như trong các gia đình hoàng gia. Hoa cúc còn mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và mang lại cuộc sống lâu dài. Vì vậy, món củ cải này được tạo hình thành những bông hoa cúc nhỏ đặt cùng với các món khác trong hộp bento Osachi.

Gobo

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Đây là rễ cây ngưu bàng, một loại thảo mộc có rễ cứng nên khó cắt ngắn. Đối với người Nhật, rễ cây mọc vững chắc trong đất nên cây ngưu bàng tượng trưng cho hi vọng về một cuộc sống mạnh khỏe và ổn định. Nói cách khác, ăn món này trong năm mới và không có gì có thể kéo bạn đi xuống.

Tai

Món cá tráp biển này thường “có mặt” trong dịp lễ ở Nhật Bản để thể hiện sự tốt lành trong năm mới. Chữ “tai” xuất phát từ “medetai”, nghĩa là “ăn mừng”. Hơn nữa, người ta ăn cá khi một đứa trẻ được sinh ra hoặc trong tiệc cưới với niềm hy vọng về sự thịnh vượng và hạnh phúc. Ở một số vùng, món cá này được dùng kèm với xúp bánh gạo mochi.

Mam co tet day y nghia cua nguoi Nhat
 

Ngoài ra, vào ngày thứ bảy của tháng Giêng, người ta thường dùng món xúp gạo nấu với bảy loại thảo dược để hỗ trợ hệ tiêu hóa sau những ngày ăn uống no say.

Mỹ Khanh (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI