Những ngôi đình, chùa nổi tiếng đất hai vua

19/03/2015 - 07:04

PNO - PN - Bên cạnh những nếp nhà cổ với tuổi đời vài trăm năm, khi đến làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), du khách đều có cảm giác thanh bình, tĩnh tại khi ghé thăm những ngôi chùa, mái đình nơi đây.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Cổng vào Đường Lâm với cây đa cổ thụ tỏa bóng mát rượi 

Đường Lâm được gọi là đất hai vua do đây là quê hương của Ngô Quyền và Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Vùng đất văn vật nổi tiếng, cái nôi của văn hóa xứ Đoài này cho đến nay vẫn là điểm di tích văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước.

Đến Đường Lâm, điểm tham quan không thể bỏ qua là những ngôi đình, chùa cổ nơi đây. Nổi tiếng nhất có lẽ là chùa Mía (Sùng Nghiêm tự) mà theo nhiều tài liệu ghi chép lại, được khởi lập từ năm 1621, tức là đã được gần 400 năm. 

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Chùa Mía mái ngói rêu phong

Như tên gọi, chùa Mía xuất phát từ tên gọi của vùng đất này, xưa vốn là Cam Giá, tên nôm là Mía. Nơi đây cũng ghi dấu công lao của bà Ngô Thị Ngọc Diệu, phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng - người có công tôn tạo ngôi miếu bị hoang tàn, được nhân dân yêu mến tạc tượng đưa vào thờ ở chùa. Người đời cũng xưng tụng bà là Bà Chúa Mía. Cách chùa không xa, cũng trên địa phận Đường Lâm còn có đền thờ riêng.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Những ngày đầu năm luôn có đông du khách đến viếng chùa

Chùa Mía qua nhiều lần tôn tạo vẫn giữ được nét cổ kính, đặc biệt là quần thể các pho tượng. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam với 287 tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si). Tượng được đặt ở tiền đường, chùa trung và chùa thượng.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Lối vào chùa Mía

Lối đi hai bên giữa chùa trung và chùa thượng nổi bật với các pho tượng La Hán đường nét sống động, chân thật. Riêng ở chùa thượng nổi bật là kiến trúc của các động được đắp bằng đất, trong đó phải kể đến các bức tượng: Phật Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm Tống Tử...

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Hai dãy tượng Phật La Hán bên tả, hữu lối từ chùa trung sang chùa thượng

Nằm trong khuôn viên của làng Việt cổ, chùa Mía vẫn giữ được vẻ thâm trầm, cổ kính với mái ngói rêu phong, lối vào khuôn viên lúc nào cũng tĩnh mịch. Cảnh chùa càng khiến du khách thêm quyến luyến với những gốc cây cổ thụ rợp bóng mát, tháp Cửu phẩm Liên Hoa sừng sững bên phải lối vào.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Tháp Cửu phẩm Liên Hoa 

Nếu ghé vào những ngày thường, chùa Mía không đông đúc như chùa Tây Phương, chùa Thầy hay đền Và cách đó không xa. Cũng bởi lẽ đó, trong không gian u tịch, phảng phất khói hương lòng người càng thanh tịnh hơn khi ghé cửa Phật cầu mong bình an giữa bộn bề cuộc sống.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Khuôn viên bên trong chùa Mía

Đến Đường Lâm đúng như tên gọi nếu không ghé đền và lăng mộ thờ hai vua có lẽ là điều thiếu sót. Từ chùa Mía, hỏi bất cứ người dân trong làng nào họ đều chỉ dẫn du khách đến với hai di tích này. Đền thờ Phùng Hưng nằm khép mình dưới những tán cây cổ thụ. Chưa biết rõ niên đại xây dựng ngôi đìn, nhưng khi ghé thăm du khách đều ấn tượng bởi vẻ thanh tịnh với mái ngói rêu phong, trầm mặc theo thời gian.

Đền thờ Phùng Hưng có phần tiền đường và hậu cung, trong đó hậu cung có tạc tượng ngài uy nghiêm. Nét kiến trúc ở đền Phùng Hưng theo thời gian vẫn vẹn nguyên giá trị với những hoa văn tinh xảo được trang trí như: bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo, cột.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Đền thờ Phùng Hưng 

Điều đặc biệt là toàn bộ phần tiền đường kiến trúc gỗ không được sơn son như nhiều ngôi đình, chùa thường thấy mà giữ màu sắc tự nhiên. Phần thếp vàng mới được tu sửa, được làm từ vàng thật càng khiến công trình này thêm phần lộng lẫy. Trong đền còn lưu giữ tấm bia đá cổ quý giá. Mùng 8-1 hàng năm, đình Phùng Hưng tổ chức lễ lớn để tưởng niệm Bố Cái Đại Vương.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Tấm bia đá cổ được lưu giữ trong đình thờ Phùng Hưng

Cách đền thờ Phùng Hưng chừng 200m, nằm chếch về phía tay trái là đền thờ và lăng vua Ngô Quyền. Quần thể kiến trúc này đang trong quá trình tôn tạo, tu bổ nhưng vẫn giữ được ngôi đền cổ kính xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Đền thờ vua Ngô Quyền

Đền có phần tiền đường và hậu cung tạc tượng Ngô Quyền. Đặc biệt, trong đền còn lưu giữ hai cọc gỗ do Ngô Quyền sai quân lính đóng dưới dòng sông Bạch Đằng để chống lại quân Nam Hán trong trận chiến lẫy lừng lịch sử.

Trong quần thể này còn có lăng Ngô Quyền vừa được trùng tu năm 2013 tạo vẻ uy nghiêm, bề thế. Đáng chú ý nhất, nơi đây còn giữ được rặng ruối ngàn tuổi, tương truyền là nơi ngày xưa Ngô Quyền đã buộc voi ở đó. Thực hư chưa biết nhưng những gốc ruối cổ thụ, có khi hai vòng tay người ôm không hết đến giờ lúc nào cũng xanh tốt.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Lăng Ngô Quyền mới được tu sửa khang trang

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Rặng ruối ngàn tuổi nằm trong quần thể đền, lăng

Đến Đường Lâm, ngoài ba công trình nổi tiếng nói trên còn có: Đình tổng thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng nằm đối diện ngay chùa Mía. Đình làng Mông Phụ với kiến trúc cổ độc đáo hay đền phủ Bà Chúa Mía cũng là những di tích mà du khách không nên bỏ qua.

Nhung ngoi dinh, chua noi tieng dat hai vua

Đình tổng thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng

Bài và ảnh: TUẤN LINH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI