Nghệ sĩ Bùi Công Duy: Chỉ có biểu diễn, mới tạo ra khán giả

19/08/2015 - 13:07

PNO - Từ ngày 19-22.8, tại Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện đặc biệt của âm nhạc cổ điển "Festival Âm nhạc Việt Mỹ" do Bùi Công Duy làm giám đốc nghệ thuật.

Nghe si Bui Cong Duy: Chi co bieu dien, moi tao ra khan gia
Nghệ sĩ Bùi Công Duy

Bùi Công Duy là đại diện cho thế hệ nghệ sĩ cổ điển “kiểu mới” ở Việt Nam. Miệt mài và đầy kiêu hãnh, Bùi Công Duy phát triển sự nghiệp của mình trở thành một nghệ sĩ độc tấu và nhà sư phạm âm nhạc quốc tế, anh còn nỗ lực tổ chức nhiều dự án nghệ thuật hàn lâm trong nước.

Có một thực tế là các nghệ sĩ cổ điển của Việt Nam chỉ giỏi về Romantic (giai đoạn lãng mạn). Vì sao anh lại quyết định lựa chọn âm nhạc của thời kỳ Phục hưng Baroque làm một trong hai chủ đề chính của Festival Âm nhạc Việt Mỹ (FVM) 2015?

Trong các trường nhạc đáng ra phải có một khoa nghiên cứu về Baroque, vì giai đoạn đó là nền tảng cơ bản, là cội nguồn của âm nhạc cổ điển – tiếc rằng chúng ta chưa có bộ môn Baroque. Chính vì thế FVM mong muốn giới thiệu thời kỳ Baroque đến đông đảo các nhà chuyên môn, nghệ sỹ, khán giả…để mọi người có thể hiểu đúng nhất về khái niệm Baroque.

Nhóm nghệ sỹ thế giới FANTASMI BAROQUE ENSEMBLE sẽ trình diễn (vào đêm 20.8) các tác phẩm đặc trưng của giai đoạn Phục hưng trên những nhạc cụ cổ nguyên bản truyền thống từ thế kỷ 15 - 16 như violon, cello, viola, harpsichord (clavecin); ngoài ra còn có workshop giới thiệu về thời kỳ Baroque.

Tôi hy vọng sau đây việc nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Baroque tại Việt Nam sẽ có một vị trí xứng đáng.

Nhạc mục trong những đêm hòa nhạc tại Việt Nam tới giờ phần lớn loanh quanh trong giai đoạn lãng mạn, khá dễ nghe. FVM có định “làm khó” khán giả khi đưa ra những chủ đề quá chuyên sâu?

Tôi rất quyết liệt với việc phải biểu diễn, vì chỉ có biểu diễn chúng tôi mới tạo ra khán giả. Khi các thầy đồng thời là nghệ sĩ biểu diễn sẽ đưa được nghề của mình lên mức cao hơn để mọi người trân trọng và biết đến.

Việc phải có nghệ sĩ biểu diễn là điều tối quan trọng đối với đời sống âm nhạc hàn lâm, thật mừng khi những nghệ sĩ xuất sắc nhất đồng thời cũng là những nhà sư phạm sẵn sàng truyền dạy những kỹ năng trình diễn của mình.

Nhìn danh sách những nghệ sĩ tham gia FVM, có thể thấy đây là cuộc ra quân hiếm có của những nghệ sĩ cổ điển sáng giá nhất VN, và hầu hết họ đều đang làm công việc giảng dạy. Thày giáo phải bước ra sân khấu – hình như anh rất nỗ lực cổ vũ cho xu hướng này?

Tôi rất quyết liệt với việc phải biểu diễn, vì chỉ có biểu diễn chúng tôi mới tạo ra khán giả. Khi các thầy đồng thời là nghệ sĩ biểu diễn sẽ đưa được nghề của mình lên mức cao hơn để mọi người trân trọng và biết đến.

Việc phải có nghệ sĩ biểu diễn là điều tối quan trọng đối với đời sống âm nhạc hàn lâm, thật mừng khi những nghệ sĩ xuất sắc nhất đồng thời cũng là những nhà sư phạm sẵn sàng truyền dạy những kỹ năng trình diễn của mình.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI