Chuyện “súng ống”

20/10/2013 - 17:18

PNO - PNCN - Cháu sinh năm 1995, ước mơ của cháu là trở thành quân nhân. Cháu đang luyện thi để năm sau thi vào ĐH quân sự. Nhưng dương vật cháu hơi bị lệch (khoảng 20o) và tinh hoàn bị giãn tĩnh mạch (theo cháu đọc được trên sách vở thì...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cháu lo không biết như vậy có ảnh hưởng đến việc khám sức khỏe thi quân sự không? Người ta yêu cầu như thế nào về phần đó ạ? Nếu thật sự phải chữa trị thì cháu nên tiến hành thế nào? Ở đâu? Và chi phí có đắt lắm không vì gia đình cháu cũng không khá giả?

(Em trai giấu tên)

Cháu thân mến,

Cơ quan sinh dục của người nam đảm nhiệm ba chức năng: tình dục, sinh sản và nội tiết. Khi người nam đứng, có thể thấy bộ phận sinh dục buông thỏng ở phần dưới bụng, giữa hai háng, gồm tinh hoàn nằm trong bìu và dương vật.

Cong dương vật (Peyronie) xảy ra ở khoảng 15% đàn ông, nghĩa là cháu không phải trường hợp cá biệt. Bác sĩ ngoại khoa người Pháp François de la Peyronie là người lần đầu mô tả bệnh này năm 1743, nên nó được đặt theo tên ông. Khi cương cứng, cháu có thể thấy “nòng súng” bị cong lên trên, sang phải hoặc trái mà bình thường khó nhận ra. Chừng nào lệch khoảng 30o trở lên thì mới cần phẫu thuật, vì lúc ấy “khổ chủ” sẽ bị đau khi cương, khó tiểu lúc mới ngủ dậy và gặp trở ngại khi làm chuyện vợ chồng. Thầy thuốc có thể “nắn” bằng cách mổ rồi khâu ghì ngược hướng cong cho súng “thẳng” lại. Phẫu thuật tương đối đơn giản, mất chừng 30 phút, hiệu quả tốt. Để tiết kiệm thời gian, cháu nên chụp hình “vũ khí” của cháu tại nhà, ở trạng thái nghiêm và nghỉ, để khi đến bệnh viện khám, bác sĩ đánh giá dạng cong và mức độ cong lúc cương và xìu để tư vấn cách xử lý giúp cháu.

Chuyen “sung ong”

Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng, hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ lý tưởng là 28oC, hoặc thấp hơn thân nhiệt vài độ C, vì thế mới phải nằm ở bên ngoài để dễ điều nhiệt. Mỗi cơ thể người nam có hai tinh hoàn, cấu tạo hình trứng (có phải vì thế mà các bạn trai âu yếm gọi là “hòn bi” không cháu?). Ở người lớn, thể tích trung bình của tinh hoàn là 18,6 ml, được bảo vệ trong một cái túi nhỏ bằng da chùng nhăn nheo, treo ở gốc dương vật, gọi là bao tinh hoàn (bìu). Như mọi “cơ quan đoàn thể” khác trong cơ thể, chúng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu.

Theo bác sĩ Hoa Tiêu, nếu cháu bị chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thì có thể thở phào vì đó là bệnh lành tính. Bệnh này thường gây đau tưng tức vào buổi chiều tối, sau khi chơi thể thao hay lao động nặng và khi có “ham muốn” nhưng không thể xác định đau ở vị trí nào cụ thể. Lúc cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức hay thời tiết nóng nực, bên tinh hoàn bị bệnh đau nhiều hơn. Quan sát có thể thấy bên tinh hoàn bị bệnh nhỏ hơn so với bên bình thường. Khi đứng, khối tĩnh mạch ở bìu bị giãn trông như túi giun, khi nằm có cảm giác bẹp xuống, sờ bằng tay hoặc chỉ cần nhìn cũng thấy tĩnh mạch tinh bị giãn nổi lên ở dưới da. Thầy thuốc điều trị hết đau bằng thuốc kháng viêm giảm đau trong bảy-mười ngày (chú ý thuốc này có thể làm đau dạ dày). Nếu bị đau lại, cháu có thể uống thêm vài đợt thuốc nữa. Nếu tình trạng này cứ tái diễn, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn là chọn lựa tốt nhất. Đôi khi một hoặc cả hai tinh hoàn phồng to lên, đau đớn. Có người tinh hoàn bị sưng do ứ dịch. Có khi thấy vài tĩnh mạch căng lên hoặc da bìu tím lạnh,… những trường hợp này cần đến bệnh viện khám. Các chuyên gia y tế cho biết, ở nước ta tỷ lệ nam giới mắc bệnh này rất cao nhưng hầu như ít ai biết và cũng không chú ý đến những triệu chứng của bệnh. Họ chỉ đến với bác sĩ nam khoa khi cảm giác đau, tức ở bìu gây bất tiện cho sinh hoạt.

Trước mắt, cháu nên đến bệnh viện để khám, bác sĩ sẽ cho biết cháu bị bệnh gì và cần điều trị cụ thể ra sao, chi phí bao nhiêu. Đồng thời, cháu nên liên hệ với Trường Đại học Quân sự, tìm hiểu về tiêu chuẩn sức khỏe của từng ngành để có chọn lựa phù hợp.

Bác sĩ Hoa Tiêu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI