Liên kết công - tư trong các bệnh viện: Lợi cho ai?

30/11/2015 - 09:36

PNO - Xã hội hóa y tế nhằm huy động các nguồn lực đầu tư, góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh, phục vụ người bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên, do chưa có quy định chặt chẽ, chuyện xã hội hóa tại nhiều bệnh viện hiện đang trong cảnh “dở khóc, dở cười”.

"Chén đắng" cho bệnh viện công

Chuyện hợp tác, liên doanh giữa bệnh viện (BV) công với tư nhân diễn ra phức tạp, nhất là khi “cơm không lành, canh không ngọt”, BV công luôn phải nuốt “chén đắng”.

BV Q.Tân Phú (TP.HCM) là một trong những đơn vị liên kết với tư nhân đang gặp không ít rắc rối. Rắc rối thứ nhất là việc BV liên kết liên doanh phòng xét nghiệm với Công ty TNHH Tấn Dũng.

Theo thỏa thuận, BV đầu tư toàn bộ phòng ốc, Công ty TNHH Tấn Dũng đầu tư thiết bị máy móc; BV Q.Tân Phú có trách nhiệm chỉ định bệnh nhân, thu viện phí; hai bên cùng theo dõi quyết toán hàng tháng và hàng quý. Hợp đồng có thời hạn 5 năm. Năm đầu tiên, công ty được hưởng 58%, BV 42%. Từ năm thứ 2 trở đi, công ty hưởng 55%, BV hưởng 45%.

Thế nhưng, sau sáu tháng hợp tác, hai bên đã “đường ai nấy đi”. Điều đáng nói, khi Công ty TNHH Tấn Dũng rút hết số máy móc thiết bị ra khỏi phòng xét nghiệm, BV không thực hiện lời hứa đền bù thỏa đáng.

Công ty TNHH Tấn Dũng nhiều lần yêu cầu bồi thường nhưng phía BV “ngó lơ”. Hiện tại, toàn bộ máy móc thiết bị có giá trị gần 2,4 tỷ đồng của Công ty TNHH Tấn Dũng đang “xếp xó”.

Vụ lùm xùm trên chưa kết thúc thì BV Q.Tân Phú lại vướng vào vụ thứ hai, liên quan đến Phòng khám đa khoa Việt Phước. Theo giải thích từ phía BV, trong quá trình hoạt động, đã xảy một số mâu thuẫn trong việc điều hành, đầu tư góp vốn, chia lợi nhuận.

Được biết, do chỉ mới góp vốn được khoảng 1,2 tỷ đồng (theo hợp đồng phải đủ 2,5 tỷ đồng) nên lãnh đạo BV chỉ đề xuất cho đối tác hưởng thu nhập theo tỷ lệ tương ứng 1,2 tỷ đồng đã đầu tư. Phía đối tác không đồng ý. Hai bên đã làm việc nhiều lần nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Hiện tại, lợi nhuận tồn đọng từ phòng khám gần ba tỷ đồng chưa thể chi cho bên nào.

Bên cạnh bức xúc về phân chia lợi nhuận, điều hành quản lý, phía đối tác còn “tố” ông Đinh Thanh Hưng - Giám đốc BV có “dây mơ rễ má” với phòng khám. Bởi ông Đinh Thanh Tân - người góp vốn vào phòng khám (số 772 đường Tân Kỳ - Tân Quý, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) là anh ruột của ông Hưng. Bản thân ông Hưng đã hai lần đại diện ông Tân gửi tiền góp vốn với số tiền là 637 triệu đồng.

Tuy nhiên ông Đinh Thanh Hưng cho biết: “Người ta gửi đơn khắp nơi tố tôi có liên quan đến Phòng khám đa khoa Việt Phước là không đúng bản chất sự việc, cá nhân tôi khẳng định tôi hoàn toàn không liên quan”.

Lien ket cong - tu trong cac benh vien: Loi cho ai?
BV Q.Tân Phú gặp rắc rối với mô hình liên kết công - tư

Vụ việc được Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Q.Tân Phú vào cuộc và xác định BV Q.Tân Phú đã thực hiện liên kết xã hội hóa với Phòng khám đa khoa Việt Phước đúng quy định, vốn góp hợp lệ, phân chia thu nhập hợp lý; không thấy có hiện tượng hoặc hành vi khuất tất, không minh bạch trong việc quản lý, sử dụng tài chính ngân sách.

Về việc liên kết xã hội hóa với Công ty TNHH Tấn Dũng trong hoạt động của phòng xét nghiệm cũng không có cơ sở để khẳng định ông Đinh Thanh Hưng có khuất tất về tài chính. Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra Quận ủy yêu cầu ông Đinh Thanh Hưng nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm trước chi ủy và ban giám đốc BV, kịp thời lãnh đạo đơn vị giải quyết dứt điểm mâu thuẫn còn tồn tại với đối tác.

Trước đó, khi BV ĐH Y Dược TP.HCM cần có thêm một cơ sở thì Công ty Mêkông cũng đang có ý định thành lập một cơ sở y tế tại địa chỉ 243A Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình. “Cá nước gặp nhau”, BV ĐH Y Dược đã liên kết với Công ty Mêkông lập ra Phòng khám Phụ sản ĐH Y Dược.

Theo hợp đồng, BV ĐH Y Dược TP.HCM chịu trách nhiệm về chuyên môn, nhân sự; Công ty Mêkông đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất. Lợi nhuận thu được chia theo tỷ lệ 3/7 (BV ĐH Y Dược 30%, Công ty Mêkông 70%).

Một thời gian sau, nhiều bệnh nhân, sản phụ quay trở lại nơi này khám chữa bệnh, sinh nở thì không thấy bảng hiệu ĐH Y Dược TP.HCM đâu. Không chỉ bảng hiệu thay đổi, hàng chục bác sĩ, điều dưỡng có tay nghề của BV ĐH Y Dược cũng chuyển công tác về BV Phụ sản Mê Kông.

Lien ket cong - tu trong cac benh vien: Loi cho ai?
BV Phụ sản Mê Kông ra đời từ việc liên kết công - tư

Chỉ "nhóm lợi ích" có lợi

Với lý do xã hội hóa, thời gian qua một số BV đã liên kết với tư nhân để đầu tư trang thiết bị. Tất nhiên, người bệnh sẽ đóng góp “nguồn thu” béo bở cho loại hình liên kết này.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI