Những nỗi lo mơ hồ nhưng có thật

12/04/2019 - 07:09

PNO - Tối nay, 12/4, tại Nhà hát Quân Đội (TP.HCM), sẽ diễn ra lễ trao giải Cánh diều 2018. Chỉ 14/35 phim điện ảnh sản xuất trong năm dự giải, trong đó nổi lên quá nhiều thứ để lo âu về tương lai của điện ảnh Việt Nam.

  Ai sẽ vẽ lại chân dung cho điện ảnh Việt?

Bài 1Diều bay về phương nao?

Lâu nay, báo chí nói về bạo lực học đường tràn lan và đổ trách nhiệm cho giáo dục; nhưng tôi cho trách nhiệm này là của cả điện ảnh, chứ không chỉ mỗi ngành giáo dục. 

Từ khi ta nhập tràn lan phim Hàn Quốc, kiểu phim nói về giới trẻ trong học đường như Vườn sao băng, tôi thấy bắt đầu có hiện tượng bạo lực học đường. Khi xem một số phim dự thi Cánh diều năm nay, như Tháng năm rực rỡ hay Thạch thảo, tôi nhận ra những nhận định mơ hồ ngày trước của mình là đúng. 

Nhung noi lo mo ho nhung co that

Ví dụ xem Tháng năm rực rỡ, những gì phim phản ánh về nhóm Ngựa hoang không đúng. Trước giải phóng, trong học đường không bao giờ có bạo lực. Nữ sinh ngày xưa rất hiền lành, làm gì có chuyện băng đảng đánh nhau. Thế mà vẫn làm. Ngay Thạch thảo là phim được Nhà nước tài trợ cũng thế. Vấn đề học trò nhảy nhót trong lớp, “thả thính” thầy giáo là chuyện không thể chấp nhận, sao lại để chi tiết đó trong phim?

Chính vì chúng ta đang tuyên truyền lối sống như vậy trong điện ảnh, truyền hình nên các em thấy chuyện bạo lực học đường là bình thường. Điều đau đầu nhất hiện nay là chúng ta đang thể hiện phim ảnh bằng cách nhìn của người nước ngoài. Xem phim Hàn Quốc và phim Việt Nam ngoài rạp, cảm giác các đạo diễn Việt Nam đang làm phim theo phong cách Hàn Quốc. Sự lai căng này từ trong máu, người làm phim không thấy, nhưng khán giả thấy.

Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long

Trong các phim dự giải Cánh diều, tôi nhìn thấy bạo lực học đường là mồi lửa thêm cho thực tế đang diễn ra. Làm gì có chuyện trước năm 1975, nữ sinh trong trường nữ đánh nhau. Đó là một thể hiện điện ảnh mang tính “copy paste” tệ hại, không chỉ trong học đường mà còn trong mối quan hệ trong gia đình.

Nhung noi lo mo ho nhung co that

Các nhân vật trẻ trong phim thường cáu kỉnh với cha mẹ, sống bản năng và phụ huynh phần lớn phải chiều theo, để chấp nhận sự hòa thuận giả tạo, để giữ hòa khí gia đình và trở thành điều phổ biến như trường hợp nhân vật nữ trong Em chưa 18. Trong phim Tháng năm rực rỡ, có nhân vật cô con gái luôn gắt gỏng với mẹ, từ bữa ăn sáng được mẹ chuẩn bị cho trước khi đi học. Bạn bè quan tâm chuyện học của cô, cô cũng thấy khó chịu.

Họa sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú

Mười năm qua, cũng có những tác phẩm của các nhà sản xuất có tâm huyết, thật sự muốn làm nghệ thuật, như Cha cõng con, Đảo của dân ngụ cư, Song lang, Cô Ba Sài Gòn. Các nhà sản xuất này muốn đột phá khỏi thị trường trong nước, vươn ra thế giới, nhưng xem các phim này vẫn thấy sự khập khễnh, không có sức thuyết phục, thiếu logic. 

Ví dụ ở Song lang, tích cải lương lớn nhất trong phim là Mỵ Châu - Trọng Thủy. Chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy vốn xa lạ với bạn trẻ lắm rồi, nhưng phim cắt làm bốn đoạn, diễn Mỵ Châu - Trọng Thủy trên sân khấu rồi quay sang thời hiện đại thì giới trẻ làm sao hiểu Mỵ Châu - Trọng Thủy là gì. 

Không nên cứ thấy chạm đến chủ đề văn hóa dân tộc, bảo vệ cải lương là hùa theo, mà phim phải là phim. Những phim trước đây như Rừng đen, Đời cát, Đừng đốt… hay, dở bàn sau, nhưng ít ra không mắc bệnh sơ đẳng, xộc xệch, thiếu chỗ nọ thừa chỗ kia, như phim nghệ thuật hiện nay.

Nhung noi lo mo ho nhung co that

Nhà văn - nhà phê bình Tô Hoàng

Số lượng phim Việt phong phú, nhưng chỉ tập trung vào hai thể loại chính là hài và hành động. Hài thì nhảm, rẻ tiền; còn hành động phần lớn là kỹ xảo mà các nước đã làm lâu rồi. Các nhà sản xuất phim hiện nay hầu như không học qua trường lớp nghệ thuật mà đổ xô đi làm phim, bất chấp mọi nguyên tắc ngữ pháp của điện ảnh, cốt làm sao làm phim nhanh nhất, kiếm tiền nhiều nhất. 

Thật ra, rất nhiều phim lỗ, nhưng được thổi phồng là phim có lãi, khiến người khác ham nhảy vào. Phim trong nước chỉ hai loại chính là hài và hành động, phim nhập cũng vậy, trong khi trên thế giới còn nhiều dòng phim khác nhân văn, đẹp. Tiếc là khán giả ta vốn chỉ quen một khẩu vị. Phim có khẩu vị khác, họ không xem được. Đấy là định hình của sản xuất, nhập khẩu phim và khán giả xem phim hiện nay. Rất đáng lo!

Nhung noi lo mo ho nhung co that

Biên kịch Đoàn Tuấn

Cát Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI