Cơ hội thay đổi cho người bán dâm..

26/11/2015 - 07:42

PNO - UBND TPHCM vừa đề ra phương hướng, nhiệm vụ phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2010.

Mục tiêu chính là việc phòng ngừa và tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức; đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người bán dâm; tạo cơ hội cho họ thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

 Đẩy mạnh tuyên truyền

Bà Trương Thị Thu Thuỷ, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho hay, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội; đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam đã xác định công tác phòng chống tệ nạn mại dâm (PCMD) trong các cấp hội là việc làm thường xuyên, là nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động của hội tại cơ sở.

Trong những năm qua, Hội LHPN các cấp đã luôn quan tâm, coi trọng đến công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm các chính sách pháp luật về PCMD và xây dựng các mô hình hỗ trợ phụ nữ bán dâm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.

Việc xây dựng tài liệu để phục vụ cho công tác truyền thông được các cấp Hội chú trọng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tờ rơi, tranh cổ động, pa-nô, áp phích, sổ tay được biên soạn, có hình ảnh minh họa.

Co hoi thay doi cho nguoi ban dam..
TP.HCM phấn đấu 100% phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn thông qua các hoạt động thông tin, truyền thông bằng hiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng . Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống mại dâm, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối với người bán dâm. (Ảnh minh họa).

Riêng từ năm 2006 đến nay, Ban tuyên giáo đã tham mưu với Thường trực Đoàn chủ tịch TW Hội biên soạn và phát hành 4.500 cuốn sổ tay PCMD, 85.000 tài liệu tuyên truyền về phòng chống tội phạm (PCTP), TNXH phát đến 13.300 xã/phường trong cả nước.

Tài liệu truyền thông được thể hiện bằng nhiều hình thức như “Thông tin phụ nữ”, “Thông tin phòng chống tội phạm”, “Thông tin gia đình và đời sống”; “Hướng dẫn mô hình truyền thông bằng phương pháp kịch tương tác”, “Internet an toàn cho trẻ em và gia đình”.

Đặc biệt tại cấp Hội cơ sở, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCMD được thực hiện thông qua hoạt động CLB.

Hiện nay 100% các tỉnh/thành Hội đều có mô hình câu lạc bộ phòng chống TNXH, trong đó PCMD là một trong những nội dung chính. Việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về PCMD đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Thông qua các hoạt động này, hàng nghìn phụ nữ được tư vấn trực tiếp về bệnh tật, sức khỏe, được giới thiệu khám chữa bệnh, được xét nghiệm HIV/AIDS, được cung cấp bao cao su, tài liệu truyền thông… Từ đó vận động chị em tích cực phát hiện, tố giác các tụ điểm mại dâm, tham gia xây dựng lối sống lành mạnh, ngăn ngừa và đấu tranh bài trừ TNXH.

Phấn đấu đẩy lùi tệ nạn mại dâm

Trong phương hướng, nhiệm vụ phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2010 được UBND TPHCM đề ra, có một điểm đáng chú ý đó là việc phòng ngừa và tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức.

“Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong phòng chống tội phạm và tệ nạn mại dâm nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm và đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cơ hội cho họ thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng một cách bền vững”, phương hướng nêu rõ.

Co hoi thay doi cho nguoi ban dam..
Ảnh minh họa.

Từ đó, TP.HCM phấn đấu 100% phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn thông qua các hoạt động thông tin, truyền thông bằng hiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng chống mại dâm, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối với người bán dâm.

Đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm 100% các vụ việc vi phạm phát hiện để từng bước kéo giảm số tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm.

Một mục tiêu chủ yếu là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình thí điểm về công tác hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng. Phấn đấu ít nhất có 200 chị em tham gia mô hình được cung cấp các dịch vụ về tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe, dạy văn hóa, dạy nghề. Ngoài ra, còn giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn gắn với các chương trình an sinh xã hội của địa phương, giúp cho họ ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội quận, huyện, phường, xã, thị trấn và đội công tác xã hội tình nguyện được tập huấn, nâng cao năng lực về tiếp cận, truyền thông và tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mại dâm.    

Phương Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI