Chuyên gia ủng hộ TP.HCM lập 'phố nhạy cảm'

28/08/2015 - 07:25

PNO - "Ngay cả Thái Lan là đất nước Phật giáo, một đất nước rất hiền hòa nhưng người ta cũng phải chấp nhận để quản lý".

Không gọi là “khu đèn đỏ”

Chính phủ nên có chỉ đạo thí điểm ở một số thành phố trọng điểm việc gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để tăng cường quản lý – đó là đề xuất của ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM.

Cũng theo ông Quý, việc gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” không có nghĩa là thành lập khu phố đèn đỏ, mà là quy hoạch lại vào một khu vực để dễ quản lý, không để tràn lan như hiện nay.

Và TP. HCM sẽ đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét sớm ban hành luật phòng chống mại dâm để thống nhất quan điểm trong công tác Phòng chống mại dâm.

Một số đại biểu băn khoăn trước đề xuất này của ông Quý. Bởi lẽ, pháp luật chưa thừa nhận mại dâm là một ngành nghề, nếu gom vào một khu thì phải chăng vô tình thừa nhận mại dâm là hợp pháp.

Trao đổi với Phóng viên Báo Phụ nữ TP.HCM, PGS. TS Chung Á, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS hoan nghênh TP. HCM trước đề xuất này và PGS ủng hộ đề xuất của ông Quý.

Chuyen gia ung ho TP.HCM lap 'pho nhay cam'
Hàng lọat các điểm kinh doanh dịch vụ giải trí nhảy cảm vượt rào quy định thời gian.

Lý giải về việc “gom” này, PGS cho biết: “Muốn những dịch vụ được cấp phép mà nhạy cảm dẫn tới hoạt động mại dâm nên đưa vào một khu dân cư để dễ bề quản lý, dễ bề can thiệp. Đó không thể gọi là “khu đèn đỏ” mà là quản lý Nhà nước về vấn đề đó bao gồm cả việc:

Thứ nhất, chúng ta chưa đẩy lùi được thì chúng ta hạn chế tác hại của nó. Tác hại trước hết là lên sức khỏe cộng đồng, lây nhiễm HIV, lao, giang mai...

Thứ 2, nhờ vào 1 khu như thế, muốn lỏng tới đâu thì lỏng và muốn chặt tới đâu thì chặt. Cơ quan chức năng dễ kiểm soát hơn.

Như hiện nay, chúng ta còn bỏ các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” tràn lan trở thành gánh nặng cho chính quyền địa phương và công an trên toàn quốc. Thay vì tình trạng như hiện nay, cơ quan chức năng cấp phép vào một nơi nhất định để dễ kiểm soát”.

PSG. TS Chung Á cũng nhấn mạnh, đừng bao giờ nói đó là chủ trương lập “khu đèn đỏ” vì chúng ta không thừa nhận mại dâm là một nghề mà chỉ là chúng ta quản lý thế nào và giảm tác hại của nó mà thôi.

Theo PGS, cách quản lý phải mềm dẻo hơn để vừa giảm được bệnh tật, vừa hạn chế tình trạng buôn bán phụ nữ, bóc lột phụ nữ vì tình dục hay mại dâm nhất là với các em bé gái. Đề xuất này nếu thành hiện thực sẽ tạo dư luận xã hội để hạn chế những người tới các dịch vụ như thế.

Nhìn vào thực tế, PGS. TS Chung Á cũng chỉ ra rằng, việc “cấm” các hoạt động “nhạy cảm” đó xưa nay chỉ trên lý thuyết, hội thảo và báo chí nói còn thực tế “có cấm đâu”.

“Hiện nay mại dâm có ở khắp nơi. Gần khu dân cư, trường học, khu chính trị cũng có các dịch vụ như thế. Nó làm cho bộ mặt của đất nước xấu đi”, PGS nhấn mạnh.

“Gom vào khu riêng”, theo PGS. TS Chung Á cũng không nhất thiết ở tất cả các tỉnh phải làm như thế. Nhưng các thành phố lớn nên dồn các dịch vụ “nhạy cảm” lại.

“Ai muốn sử dụng các dịch vụ “nhạy cảm” đó vẫn có thể tới khu riêng này và se được giáo dục, tuyên truyền. Đó là những nơi sạch sẽ chứ không phải là không kiểm soát được bệnh tật như hiện nay. Hiện nay kiểm soát của chúng ta rất kém.

Kiểm soát của gia đình ở những nơi như thế cũng tốt hơn là mình bỏ nó như thế này.

Ví dụ các ông bà muốn biết vợ, chồng mình đi dịch vụ đó chỉ có thể ở nơi riêng này nếu không thì ra tỉnh khác thay vì hiện nay bất cứ chỗ nào cũng có thể xuất hiện mại dâm.

Tình trạng này, từng bước chúng ta đẩy lùi rồi đưa vào quản lý”, PGS đưa ra ý kiến.

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI