Hồi ký của một nữ sĩ

22/11/2014 - 03:50

PNO - PN - Nhà văn Bà Tùng Long là một hiện tượng độc đáo của văn học miền Nam, từ thập niên 1940. Có lẽ chưa có một nhà văn nữ nào suốt đời cầm bút chỉ viết đề tài duy nhất: hôn nhân gia đình. Sức viết ấy thật ghê gớm. Cho...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bà Tùng Long còn là nhà báo tiên phong mở chuyên mục mà nay vẫn còn nhiều báo thực hiện: Từ năm 1953, báo Sài Gòn mới có mục Gỡ rối tơ lòng; năm 1962, báo Tiếng vang có mục Tâm tình cởi mở đều do bà khởi xướng và phụ trách. Công việc trên chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu giải đáp, chia sẻ nỗi lòng bạn đọc thôi sao? Không, nó còn là chất liệu của văn chương. Trước đây, nhà báo Lê Phương Chi đặt câu hỏi vì sao cùng một lúc, bà có thể viết feuilleton cho nhiều báo, bà Tùng Long trả lời: “Với những điều mắt thấy tai nghe, tôi còn chắt lọc thêm qua những câu chuyện tâm tình của bạn đọc”; và hai chuyên mục kể trên “đó là hai nguồn cung ứng tài nguyên cho đề tài và chất liệu trong tác phẩm của tôi”.

Do đó, các tiểu thuyết như Bóng người xưa, Nàng dâu mẹ chồng, Đời con gái, Nẻo về tình yêu, Vợ lớn vợ bé… một thời được nữ giới “gối đầu giường” vì họ tìm được các tình tiết, tâm lý nhân vật gần gũi đời thường. Sau năm 1975, một loạt tác phẩm của bà lại được tái bản, vì dù là thời nào đi nữa, tiếng nói bình đẳng, bênh vực quyền lợi nữ giới vẫn là câu chuyện thời sự.

Hoi ky cua mot nu si

Đã đọc nhiều hồi ký của các cây bút nữ, tôi nhận ra bao giờ họ cũng dành nhiều trang viết về mối tình đầu. Điều này khác với nhà văn nam giới. Có phải do tấm lòng thủy chung, ước mơ vun vén hạnh phúc cho chồng con nên kỷ niệm đầu đời đối với họ luôn là điều khó quên chăng?

Bạn đọc sẽ tủm tỉm cười khi đọc những dòng đắn đo, e thẹn của nữ sĩ lúc ngoài 80 xuân kể lại chuyện tình. Bà Tùng Long cho biết “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” là những đoạn khó viết nhất. Cuối cùng, bà tâm sự: “Lúc nào tôi cũng xem anh như một người thầy, một người anh, một người bạn, một người chồng. Đó là mối tình đầu tiên và cuối cùng của tôi”. Những dòng chân thành, cảm động này, bà Tùng Long viết về nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy.

Ngoài ra với Hồi ký Bà Tùng Long (NXB Hội Nhà văn), bạn đọc còn được tiếp cận với bối cảnh xã hội, không khí văn chương miền Nam mà sinh thời, lúc viết tựa tập sách này, ông Trần Bạch Đằng rất tâm đắc vì “giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh đất nước mình”.

 LÊ VĂN NGHỆ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI