Bà mẹ trẻ chia sẻ bí quyết dạy con nghe lời bằng 'kỷ luật thép'

07/09/2015 - 13:49

PNO - Yêu thương đi liền với “kỉ luật thép", đó chính là bí quyết giúp bé nghe lời một cách tự nguyện của bà mẹ trẻ Ngọc Dung.

Bạn mệt mỏi khi con yêu luôn đòi hỏi, khóc lóc, không nghe lời. Trong khi đó, những đứa trẻ nhà người ta ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ một cách nhẹ nhàng và vui vẻ. Bé Nguyễn Tuấn Dũng (tên thường gọi là Sóc, gần 4 tuổi), con trai của mẹ Nguyễn Dung (27 tuổi, Tây Hồ - Hà Nội), chính là “đứa trẻ nhà người ta” mà rất nhiều phụ huynh mơ ước.

Cuộc trò chuyện với chị Dung, mẹ bé Sóc xung quanh chuyện nuôi dạy con ngoan ngoãn chuẩn “con nhà người ta” đã khiến tôi rất bất ngờ. Trái ngược với vẻ ngoài duyên dáng, nữ tính của một chuyên viên nhân sự là thái độ quyết liệt và phương pháp dạy con cực kỳ nghiêm khắc của người mẹ trẻ này.

Ba me tre chia se bi quyet day con nghe loi bang 'ky luat thep'
Gia đình nhỏ hạnh phúc của bé Sóc

Việc nuôi dạy con có lẽ sẽ là việc cả đời chúng ta, nhưng có lẽ cũng phải có những mốc nhất định, như kiểu 3 tháng biết lẫy – 7 tháng biết bò… thì hẳn cũng có thời điểm nào phù hợp để dạy bé nghe lời người lớn?

Mình nghĩ có những thời điểm rất quan trọng, vì nó liên quan đến sự phát triển của bé trong tư duy và nhận thức. Ở mỗi giai đoạn, bố mẹ cần hiểu được sự phát triển của bé để có phương pháp giáo dục thích hợp.

Nếu nói về thời điểm chính xác thì có vẻ là rất khó. Có những thời điểm bé rất ngoan và nghe lời, nhưng có những lúc bé rất ương bướng và khó bảo. Nói chung là khoảng từ 18 tháng bé đã biết và hiểu rõ những lời mẹ nói và phản ứng lại bằng cách nói chuyện hoặc biểu đạt bằng ngôn ngữ cơ thế. Như Sóc nhà mình, khi bé 15-16 tháng mình đã đưa ra những quy định bắt buộc bé phải luôn theo.

Ba me tre chia se bi quyet day con nghe loi bang 'ky luat thep'
Sóc ngoan và tự lập khi đi du lịch cùng cả nhà.

Trong nhà  bạn, ai là người đóng vai ác, chắc không phải bạn đúng không?

(Cười) Có lẽ bạn sẽ bất ngờ, mình là phù thủy trong nhà luôn, nhưng bé nhà mình lại hay nói yêu mẹ nhất. Tuy là người hay mắng mỏ và ra tay tét mông bé nhưng bé rất hiểu chuyện và tình  cảm với mẹ. Có lẽ đó mình là phụ thủy đáng yêu nhất với bé chăng!

Bạn sử dụng roi với bé, mình không nghĩ đây là phương pháp đúng?

Mình nghĩ không 1 người bố người mẹ nào lại muốn mang roi vọt ra để dạy con, nhưng cũng không có 1 đứa trẻ nào lại nghe lời và ngoan ngoãn 100% nếu chưa từng được ăn roi. Vì thế theo mình, dùng roi để dạy bé là điều cần thiết và không tránh khỏi.

Mình thỉnh thoảng vẫn phải dùng đến roi để dạy con. Bị đánh đau, bé sẽ biết nếu lần sau tiếp tục phạm lỗi như thế sẽ bị đánh đau tiếp, đó sẽ là cách cảnh cáo để bé không vi phạm nữa.

Tuy nhiên, trước khi dùng roi, mình thường tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân vì sao bé không nghe lời, vì trẻ con cũng có lý lẽ của chúng, nên nhiều khi chúng ta không để ý kĩ, rất có thể dẫn đến việc “lỗi chưa tới” mà đã sử dụng roi thì sẽ không có tác dụng dạy dỗ, lại làm tổn thương đến bé. 

Ba me tre chia se bi quyet day con nghe loi bang 'ky luat thep'
Tuy hay bị mẹ “tét mông” nhưng Sóc vẫn yêu mẹ nhất.

Bé ăn vạ, có lẽ là nỗi ám ảnh với tất cả bà mẹ, Dung đối mặt với chuyện này thế nào, nghiêm khắc như bạn có lẽ sẽ có bí quyết gì độc đáo chăng?

Thực ra mình cũng không có bí quyết gì độc đáo cả, kiên nhẫn một chút sẽ giúp các bố mẹ rất nhiều đấy. Sóc nhà mình trước rất hay ăn vạ, mình đau đầu cho tới khi tìm ra giải pháp đấy. Tùy từng trường hợp, có lúc mình sẽ lờ đi, để bạn ý tự giải tỏa cảm xúc của mình, sau khi bình tĩnh, bạn ý tự biết mình sai sẽ đến xin lỗi mẹ, lúc đó mình sẽ giải thích cho bé hiểu việc ăn vạ như thế là sai, nếu lần sau tiếp tục sẽ bị phạt…

Nhưng có những lúc mình sẽ ôm bé vào lòng, thủ thỉ tâm sự để bé hiểu và không ăn vạ nữa. Dùng roi là việc bất đắc dĩ.

Ba me tre chia se bi quyet day con nghe loi bang 'ky luat thep'
Bé sắp  tròn 4 tuổi.

Bà mẹ nào cũng kêu trời về khủng hoảng tuổi lên 3, với Sóc, việc này diễn ra thế nào?

Đối với mình thì nó còn khủng khiếp hơn cả những gì mình được nghe, được đọc trên sách, báo, mạng. Bé làm ngược lại tất cả lời mẹ nói 1 cách có chủ ý, đánh tất cả những người làm bé không vừa ý. Mình mệt mỏi và bất lực. Cuối cùng, phương pháp cùng đồng hành với bé đã làm mình thở phào. Theo đó, bé muốn gì mình sẽ cố gắng chiều theo, nhưng sau đó lại ngồi thủ thỉ tâm sự để bé hiểu rằng bé đã sai và mẹ chỉ ưu tiên bé 1 lần thôi, không có những lần sau.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI