8 tác phẩm nghệ thuật vốn là… phương tiện trả đũa

20/08/2017 - 15:00

PNO - Nhiều tác giả nổi tiếng đã mang câu chuyện, nhân vật từ đời thực vào trong các tác phẩm nhằm mục đích trả đũa.

Việc trả đũa một ai đó lỡ “đắc tội” với chúng ta vốn là bản chất con người. Một vài người có thể giữ mối hận ấy lâu hơn những người khác, nhưng tất cả chúng ta đều ít nhất một lần cảm nhận được sự khó chịu khi thù hận đốt cháy tim gan. 

Và sau đó, khi nhận thức được rằng mình không thể làm gì được “kẻ thù”, chúng ta sẽ cố gắng quên chuyện không vui ấy đi. Nhưng với tuýp người có “máu” nghệ sĩ như các đại thi hào, nhà văn, biên kịch… thì không.

Dưới đây là 8 câu chuyện thú vị có thật về 8 người nổi tiếng đã bí mật “trả đũa” kẻ làm phật ý mình một cách khéo léo.

Nhân vật phản diện trong Shrek lấy cảm hứng từ CEO của Disney

Tác giả của bộ phim - Jeffrey Katzenberg - đã từng “cơm không lành, canh không ngọt” với cựu cố vấn của mình Michael Eisner - cũng chính là CEO của hãng Disney, trước khi bộ phim ra đời. Sau khi cùng hầu một phiên tòa khá dài, dường như chẳng còn chút thù hận gì giữa cả hai.

Vì thế, khi Katzenberg sáng lập công ty hoạt hình riêng - DreamWorks - nhiều người cho rằng ông không thể chống lại sự cám dỗ trong việc trả thù người cộng sự cũ. Điều này đã dẫn đến những lời đồn đại ác ý khi bộ phim hoạt hình về anh chàng yêu tinh da xanh thành công lừng lẫy.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Theo đó, nhân vật phản diện của bộ phim - chúa tể Farquaad, được cho là được lấy cảm hứng từ chính Eisner - một tên bạo chúa tham lam, đàn áp kẻ yếu thế để trục lợi cá nhân. Vương quốc Duloc của hắn ta rõ ràng là một phiên bản xấu xí của Disneyland với những nhân vật mặc trang phục mascot những con rối hát ca khúc It's a Small World, After All - một ca khúc thường được phát trong công viên Disneyland. Nhưng trên tất cả, tạo hình của Farquaad có khá nhiều điểm tương đồng với Eisner. Tuy nhiên, những người trong cuộc không hề lên tiếng về nghi vấn này, nên nó sẽ mãi chỉ là lời phỏng đoán của dư luận mà thôi.

Mark Twain dìm chết kẻ thù trong… tác phẩm văn học

Ngoài đời, Mark Twain là người theo chủ nghĩa ôn hòa. Sự thật, điều làm ông bất mãn nhất về miền Nam Mỹ yêu dấu của ông nằm ở nền văn hóa tôn vinh bạo lực. Ông cho rằng, văn học, cụ thể là các tác phẩm của Walter Scott (một tiểu thuyết gia lỗi lạc của Scotland) đã cổ xúy cho điều này qua việc ông tập trung vào chủ đề chiến tranh và tình yêu của những thanh thiếu niên.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Vì thế, khi chắp bút cho quyển Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Twain đã cho cả thế giới biết chính xác những gì ông nghĩ về các tác phẩm của Walter Scott. Trong câu chuyện, hai nhân vật Huck và Jim trông thấy một chiếc tàu hơi nước bị chìm ở sông Mississippi do đâm vào đá ngầm và cứ thế chìm dần. Thú vị thay, chiếc tàu này có tên Walter Scott. Qua đó, Mark Twain muốn ngụ ý rằng, lý tưởng của Walter Scott không có chỗ trong thế giới hiện đại và miền Nam rồi sẽ sụp đổ nếu cứ tiếp tục tung hô lý tưởng ấy.

Stephen King đưa kẻ suýt giết chết mình vào tác phẩm

Tháng 6/1999, khi đang đi dạo như thường lệ, Stephen King bị xe tải của Bryan Smith tông phải, gây một vết cắt khá sâu ở đầu, thủng phổi và gãy khá nhiều xương. Dù gây ra thương tích khá nghiêm trọng cho người khác nhưng Bryan Smith không hề nhận bất kì mức án phạt nào. Vì vậy, King đã “tung vũ khí bí mật” của mình.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Trong series Dark Tower, King đã đưa vụ việc “oan ức” của mình vào tác phẩm. Theo đó, nhân vật chính đã đi trên chính con đường xảy ra vụ tai nạn và đã cứu mạng King kịp thời. Còn Bryan Smith vào vai một kẻ say xỉn, một tay lái vô trách nhiệm, điều khiển chiếc xe van đã từng gây không ít tai nạn.

Ngày tàn của Siêu nhân

Năm 2013, bộ phim Man of Steel đã mang đến một hình tượng Superman hoàn toàn khác lạ: tăm tối hơn, rắn rỏi hơn. Thay vì hình ảnh cậu bé hướng đạo mà khán giả đã rất quen thuộc, khán giả được tiếp xúc với một người đàn ông buồn rầu và điên cuồng hơn. Trong khi nhiều người đánh giá cao cách khai thác mới mẻ này, vẫn có ý kiến tỏ ra không tán thành việc “bán rẻ” anh hùng của họ như vậy. Trong số đó, có lẽ không thể vắng mặt cha đẻ của Superman - Grant Morrison.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Morrison luôn miêu tả Superman như hiện thân của mọi nhân cách tốt đẹp nhất của con người. Vì vậy, có thể ông đã cảm thấy khó chịu trước trào lưu do Man of Steel tạo ra: hình ảnh “trai hư” của Superman. Giả thuyết này càng được chứng minh khi Morrison đã viết hẳn một câu chuyện dài hơi và mang tính thuyết giáo nhằm chống lại Man of Steel sau khi bộ phim ra mắt. 

Câu chuyện này kể về một nhóm các nhà khoa học cố gắng để tạo ra hình thức sống hoàn hảo nhất có thể. Do thiếu kinh phí, họ phải tìm đến công ty Overcorp, từ đó, công ty này nhanh chóng kiểm soát hoàn toàn dự án và bóp méo sáng tạo ban đầu của các nhà khoa học. Kết quả là, tập truyện Super-Doomsday (tạm dịch: Ngày tàn của Siêu nhân) đầy bạo lực, rắc rối và chống đối siêu anh hùng.

Đường đến dải ngân hà là một tác phẩm “bắt nạt”

Trong tiểu thuyết The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy (tựa Việt: Đường tới dải ngân hà), khi mô tả bài thơ về một chủng tộc ngoài hành tinh được gọi là Vogons, tác giả Douglas Adams đã ví nó như thứ tồi tệ thứ ba trong toàn vũ trụ. Theo ông, vị trí “quán quân” chính là nhân vật Paula Nancy Millstone Jennings đến từ trái đất.

Hóa ra hình tượng nhân vật đáng ghét “siêu cấp vũ trụ” này lại được lấy cảm hứng từ một người bạn học cũ của Adams. Được biết, khi Adams ở chung phòng kí túc xá với một người bạn tên Paul Neil Milne Johnstone, ông đã đặc biệt căm ghét những bài thơ của bạn mình.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
Douglas Adam

“Ông bạn Johnstone ấy khiến tôi không tài nào ngủ được bằng mấy bài thơ kinh khủng của gã về chim thiên nga và những thứ trời ơi đất hỡi” - Adams trả lời trong một cuộc phỏng vấn về tập truyện. “Có người đã hỏi tôi rằng bài thơ kinh khủng nhất trong số đó là gì, và do không thể nhớ ra, tôi trả lời: "Vậy nếu tôi nói đó là Milne Johnstone thì có được tính không?”.

Adams đã cực kì tâm đắc với chi tiết này đến nỗi đưa nó vào trong các phần sau của câu chuyện, cho đến khi Johnstone lên tiếng dọa đưa ra pháp luật. Thật ra, Johnstone không mấy quan tâm đến việc thơ của ông bị mô tả là kinh khủng hơn cả những câu thơ chết chóc của Azgoths đến từ Kria, do đó Adams đành phải đổi tên nhân vật.

Trở thành kẻ ác trong James Bond vì phật lòng tác giả

Trong phần thứ 3 của series phim về điệp viên James Bond nổi tiếng, điệp viên người Anh phải đối đầu với kẻ phản diện mang tên Auric Goldfinger. Goldfinger đã ăn cắp vàng tại Fort Knox cho Liên bang Xô viết. Đây là một nhân vật hoạt hình với cái tên khá buồn cười, tuy nhiên, cái tên này cũng chính là tên của một người thật.

Erno Goldfinger là một kiến trúc sư người Hungary và “vinh dự” bước vào câu chuyện của điệp viên người Anh hào hoa nhất thế giới sau một vụ tranh chấp về thiết kế với cha đẻ của bộ tiểu thuyết này.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Fleming hết mực yêu quý và gắn bó với khu Hampstead, Anh quốc bởi nơi đây mang một vẻ cổ kính quyến rũ lạ kì. Vì thế, khi Goldfinger tỏ ý muốn phá bỏ nơi này để thực hiện những công trình theo phong cách của mình, Fleming quyết định đưa ông này vào nhân vật phản diện văn chương mới nhất trong James Bond. Fleming đã “mượn” tất cả những đặc tính của Goldfinger đời thực và phóng đại lên thành một kẻ phản diện đối đầu với James Bond. Quan trọng nhất là, Fleming đã biến sự ám ảnh của Goldfinger “thật” với bê tông thành vàng cho Goldfinger hư cấu.

Tất nhiên, Goldfinger “thật” tỏ ra tức giận và dọa sẽ kiện Fleming. Vì thế, Fleming đề nghị đổi tên nhân vật thành Goldprick trước khi xuất bản sách, đồng thời còn nhấn mạnh “mọi nhân vật đều là sản phẩm của sự hư cấu” trong suốt từ truyện đến phim.

Dolores Umbridge là nguyên mẫu giáo viên cũ của J.K.Rowling

Những ai yêu quý và theo dõi bộ truyện cùng loạt phim chuyển thể đều không thể không ấn tượng trước Dolores Umbridge - nhân vật phản diện “cuồng” màu hồng xuất hiện từ phần 5 - .

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Trong một cuộc phỏng vấn cách đây không, mẹ đẻ của Harry Potter - nữ văn sĩ J.K. Rowling đã tiết lộ rằng Umbridge là “một trong những nhân vật mà tôi ghét nhất”. Đồng thời, bà còn xác nhận rằng nguồn cảm hứng để xây dựng nhân vật này là dựa trên một giáo viên cũ của bà. Theo mô tả của Rowling, người ấy thật sự “vừa nhìn đã thấy ghét” và “tỏ ra thích thú khi (Rowling) phản đối”. Ngoài ra, sở thích với những món phụ kiện “chỉ phù hợp cho bé gái ba tuổi” cũng là một điểm tương đồng giữa giáo viên của Rowling và nhân vật Dolores Umbridge.  

Loạt phim Homeland bị “chơi khăm”

Homeland là series phim truyền hình nổi tiếng về nỗ lực của CIA trong việc xoa dịu các mối đe doạ khủng bố nhắm đến Hoa Kỳ. Loạt phim nhận được cơn mưa lời khen từ giới phê bình cũng như khán giả, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những ý kiến tiêu cực, chẳng hạn như nạn phân biệt chủng tộc, cụ thể là Trung Đông. Và thú vị thay, “kẻ thù” của loạt phim lại nằm ngay trong đội ngũ nhân viên sản xuất.

Được biết, khi nhà sản xuất muốn thiết kể phim trường bằng một bức tranh tường (graffiti) với chữ Ả Rập, họ đã liên lạc với một nhóm nghệ sĩ graffiti nổi tiếng. Thay vì thẳng thắn tỏ ra bất đồng với loạt phim, nhóm nghệ sĩ này đã xem như đây là một cơ hội quý báu để “trả thù” và đồng ý nhận công việc.

8 tac pham nghe thuat von la… phuong tien tra dua
 

Biết được rằng có rất ít nhân viên của đoàn làm phim hiểu tiếng Ả Rập, họ đã lập ra một kế hoạch: bóc trần chủ nghĩa phân biệt chủng tộc qua những tác phẩm graffiti mình được thuê vẽ. Họ đã viết một số câu như “Homeland không phải là một loạt phim”, “Homeland phân biệt chủng tộc”. Phần hay nhất của câu chuyện chính là chẳng ai buồn kiểm tra xem nội dung của những dòng chữ này trước khi phát sóng.

Mọi chuyện chỉ vỡ ra sau đó. Nhóm nghệ sĩ graffiti nọ khẳng định đó không phải là một hành động trả thù. Họ đơn thuần chỉ muốn gợi một cuộc tranh luận về nạn phân biệt chủng tộc. 

Ryan Lưu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI