Đông Nam Á là bệ phóng của ngành công nghiệp thực phẩm ăn nhẹ

09/10/2014 - 23:06

PNO - PNO - Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Đông Nam Á là tác nhân chính của sự phát triển ngành công nghiệp thức ăn nhẹ toàn cầu.

edf40wrjww2tblPage:Content

Dong Nam A la be phong cua nganh cong nghiep thuc pham an nhe

Với người Đông Nam Á, thưởng thức là lý do hàng đầu khi dùng thức ăn nhẹ. Ảnh minh họa: Internet 

Ngày 9/10, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố kết quả nghiên cứu mới nhất, theo đó Đông Nam Á là tác nhân chính của sự phát triển ngành công nghiệp thức ăn nhẹ toàn cầu với mức độ tăng trưởng tiêu thụ lên đến 3,6% so với tỉ lệ chỉ 2% của toàn thế giới.

Trong khi Châu Âu và Bắc Mỹ tạo nên phần lớn doanh số trên toàn thế giới (khoảng 167 tỉ Mỹ kim và 124 tỉ Mỹ kim), các nước đang phát triển ở Đông Nam Á góp phần đáng kể vào sự phát triển lĩnh vực này. Mức độ tiêu thụ thức ăn nhẹ được dự báo sẽ tăng lên khi khu vực Đông Nam Á chào đón khoảng 300 triệu người tiêu dùng (NTD) mới trong thập kỷ tới. Sự gia tăng thu nhập và dân số tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới.

Cuộc khảo sát toàn cầu về thị trường thức ăn nhẹ của Nielsen đã thăm dò ý kiển của hơn 30.000 NTD trực tuyến tại 60 nước để xác định loại thức ăn nhẹ nào phổ biến nhất trên thế giới và các tiêu chí lựa chọn nào là quan trong nhất. Theo đa số người được hỏi trên toàn cầu thì NTD tại các nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam xếp hạng “thưởng thức” là lý do hàng đầu khi dùng thức ăn nhẹ (ăn vặt). Ngược lại thì 74% NTD Philippines xem việc ăn nhẹ là một cách để cung cấp dinh dưỡng và khoảng 8 trong 10 NTD Thái Lan (79%) ăn nhẹ để thỏa mãn cơn thèm ăn.

Dong Nam A la be phong cua nganh cong nghiep thuc pham an nhe

30% người Việt chọn trái cây tươi làm thức ăn nhẹ 

NTD Đông Nam Á dùng rất nhiều loại thức ăn nhẹ bao gồm trái cây tươi, sô-cô-la, bánh mì, bánh mì ngọt, sữa chua và chuối chiên, trong đó trái cây tươi đứng đầu danh sách những món ăn nhẹ phổ biến. 30% người Việt, 26% người Indonesia và 23% người Thái lựa chọn trái cây tươi là thức ăn nhẹ của mình so với tỉ lệ chỉ 18% NTD trên thế giới. Trong khi đó 31% người Phillipines, 20% người Singapore và 17% người Mã Lai thích bánh mì/bánh mì ngọt hơn, sau đó mới đến trái cây.

NTD trong khu vực quan tâm đến các nguyên liệu bị thiếu nhiều hơn là các nguyên liệu được bổ sung vào. Tỉ lệ không chứa phẩm màu là mối quan ngại về sức khỏe quan trọng tại Indonesia (56%), Malaysia (49%) và Thái Lan (45%). Trong khi đó, 3/5 NTD Việt Nam (60%) ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên. Ít muối và không phẩm màu là các yếu tố hàng đầu đối với người Singapore (34%), người Philippines thì tìm kiếm các sản phẩm mang lại lợi ích và xem sản phẩm mang lại chất xơ là yếu tố quan trọng nhất khi chọn thực phẩm ăn nhẹ (63%).

Philippines và Việt Nam là những NTD có ý thức với môi trường nhất, với phân nửa người Philippines cho rằng việc các món ăn nhẹ có chứa thành phần hữu cơ là rất quan trọng và 40% người thích các sản phẩm có chứa các loại thảo mộc địa phương. Gần phân nửa NTD Việt Nam (45%) cho rằng nguồn cung cấp sản phẩm bền vững là vấn đề quan trọng.

NGUYỄN CẨM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI