'Cơm nguội' hấp lại

22/11/2017 - 11:17

PNO - Đôi lúc, cách cư xử của anh khiến chị mơ màng nghĩ rằng mình cũng là 'cơm nóng'. Giờ nghĩ lại, cùng lắm thì chồng chị cũng xem chị như 'cơm nguội', đem hấp đi hấp lại nhiều lần cho nóng lên thôi.

Chị và anh gắn bó với nhau được ba năm thì xảy ra chuyện. Một người đàn ông khoác vai chị rồi buông lời trêu ghẹo giữa tiệc cưới của người bạn. Tin tức nhanh chóng truyền đến tai anh. Chị chưa kịp thanh minh thì cơn ghen mù quáng đã biến anh thành thú dữ. Anh đánh chị bầm dập, vừa đánh vừa chửi bới thậm tệ. Kết quả là chị bị gãy tay, toàn thân bầm tím.

'Com nguoi' hap lai
Ảnh minh họa

Với bản tính mềm yếu của đàn bà, chị tha thứ cho anh, hy vọng rằng những hành động vũ phu kia chỉ là bộc phát trong cơn nóng giận và sẽ không tái diễn. Rồi chị biết mình có thai. Có lẽ, niềm hạnh phúc vì sắp được làm mẹ khiến chị rạng rỡ hẳn lên. Đó cũng là lý do khiến anh để ý nhiều hơn đến ánh mắt của những người đàn ông khác khi nhìn chị.

Mỗi khi nổi cơn ghen, anh lại lôi chị ra đánh. Sức chịu đựng của con người cũng giống như sợi dây, tuy có co giãn đàn hồi, nhưng đến một lúc nào đó sẽ đứt. Trước sức ép từ phía nhà ngoại và một phần cũng từ mong muốn của bản thân, chị quyết định ly hôn.

Chị thuê một căn hộ chung cư gần cơ quan để tiện cho công việc và nuôi con nhỏ. Dù đã ai đi đường nấy, anh vẫn thường xuyên đến thăm mẹ con chị. Thỉnh thoảng lại ngỏ ý được… nghỉ lại qua đêm. Chị không đủ cương quyết để từ chối. Hình như chị vẫn còn thương anh. Sâu thẳm trong tim, chị còn mông lung nghĩ: “Có khi nào mình lại quay về ngôi nhà ấy? Con sẽ được sống trong một mái ấm có mẹ, có cha”.

Vậy mà, sau chưa tới một năm, anh đi thêm bước nữa. Mọi việc diễn ra chóng vánh khiến chị hụt hẫng. Những lần anh tới thăm con, những lời ngọt ngào thốt ra từ miệng anh rằng “vẫn còn thương em nhiều lắm” rốt cuộc là gì? Chị thấy ân hận vì những điều trước đây chị đã đối đãi với anh.

Một lần, anh gõ cửa lúc nửa đêm, người nồng nặc hơi men. Chị bảo anh mau về kẻo

Riết rồi thành “nếp”. Cứ mỗi lần anh say, gõ cửa phòng chị vào nửa đêm có nghĩa là anh muốn ra khỏi “nhà bên ấy” (hoặc có thể anh bị cô vợ mới đóng cửa không cho vào). Ở “bên này”, cái tình cái nghĩa níu lấy nhau khiến chị lại vội vã dìu anh vào nhà rồi xuống bếp nấu một nồi cháo hành để anh giải rượu. Trong hơi men, có khi anh quờ quạng ôm chặt lấy chị, chị lại xiêu lòng... Sáng ra, khi đã tỉnh, anh xin lỗi rồi lại đi.

“vợ mới” mong. Nhưng anh đã đổ gục xuống trước cửa. Chị dìu anh vào giường, tháo giày, thoa dầu, chườm khăn lên trán anh. Anh lầm bầm trong cơn mê man, chị hiểu, “nhà bên ấy” có chuyện, và chị là nguyên nhân chính khiến vợ chồng anh hục hặc.

Ngẫm lại, thời phong kiến, đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, thân phận người đàn bà thật rẻ rúng. Biết vậy mà ai cũng cúc cung phục vụ chồng. Tưởng là chỉ có thời đó phụ nữ mới khổ. Ai ngờ, chị ngẫm thân mình cũng khổ nào có kém gì. Phụ nữ khổ đâu phải vì thời đại mà vì đã quá yếu lòng, vì người đàn ông từng là chồng không phải là điểm tựa thực sự cho cuộc đời họ.

Có lần, chị bật cười chua chát khi nghe loáng thoáng lời người ta bàn tán về ẩm thực rằng “cơm nguội mà hấp lên ăn với cá khô nướng, hay mực muối nướng thì ngon phải biết”. Ừ thì có thể ngon đấy, nhưng đó đâu phải món để ăn mỗi ngày, cả đời. Người ta chỉ vét cơm nguội khi đến bữa mà cơm nóng chưa có hoặc không có. Họ chỉ vét cơm nguội để qua cơn đói mà thôi.

Chị nghĩ kỹ rồi, mình phải thương lấy thân mình. Lần này, lòng chị đã quyết. 

 Vũ Hoài

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI