Hãy biến nỗi đau thành bình an, ngay hôm nay

15/09/2018 - 06:00

PNO - Với mỗi mũi tên đau đớn chạm vào tim, trái tim yếu dần. Trái tim đóng lại, dòng chảy của tình yêu dừng lại và chúng ta bắt đầu trở nên hoài nghi. Cuối cùng, chúng ta không còn nhận ra tình yêu đích thực.

Cơ thể bị đau không hề là trải nghiệm dễ chịu. Tuy nhiên, cơn đau của cơ thể như một sứ giả, báo cho bạn biết rằng cơ thể có điều gì đó không đúng và cần được thay đổi hoặc sửa chữa.

Hay bien noi dau thanh binh an, ngay hom nay
Hình minh họa

Đau cảm xúc có thể khó giải quyết hơn. Một trái tim tan vỡ có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn một cái chân bị gãy. Đôi khi đau đớn hàn gắn hoặc phá vỡ chúng ta, tùy thuộc vào cách chúng ta đối phó với nó. Chúng ta có thể rơi vào nỗi đau cực độ hoặc có thể vượt lên trên nó.

Đôi khi cơn đau có thể làm người ta thành người cáu gắt và cay đắng. Sự cay đắng này có thể được nếm trải qua lời nói và hành vi của họ.

Có thể có nhiều mũi tên đau đớn tấn công trái tim. Chúng ta có thể chịu đau đớn từ hầu hết mọi thứ. Từ giọng nói của ai đó, từ cách ai đó nhìn chúng ta, hoặc không nghĩ đến chúng ta. Với mỗi mũi tên đau đớn chạm vào tim, trái tim yếu dần. Trái tim đóng lại, dòng chảy của tình yêu dừng lại và chúng ta bắt đầu trở nên hoài nghi.

Chúng ta bắt đầu nghi ngờ mọi người. Cuối cùng, chúng ta không còn nhận ra tình yêu đích thực đang đến với chúng ta.

Nếu ai đó làm chúng ta tổn thương, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm, bị phản bội. Sau đó, chúng ta chỉ trích họ trước người khác. Nó gần giống như sự trả thù vì họ làm tổn thương chúng ta, là làm hỏng nhân cách của họ trong mắt người khác. Bị tổn thương khiến chúng ta trở nên điên rồ và khó chịu. Nó kích hoạt điều tồi tệ nhất trong chúng ta.

Thay vì tiếp tục oán giận, tốt hơn hết là học những bài học từ đau đớn. Không có gì đến với chúng ta mà không có lý do và thường có một số lợi ích ẩn trong trải nghiệm. Chúng ta có thể bắt đầu nhìn vào bên trong và nhẹ nhàng hỏi: “tại sao tôi lại ôm theo điều này?”, “tôi có thể giải quyết điều này theo cách khác không?”.

Hay bien noi dau thanh binh an, ngay hom nay
Hình minh họa

Và có lẽ quan trọng nhất là: “Tôi đã học được gì từ trải nghiệm này và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cách tôi xử lý nó một lần nữa sau này?”. Nếu chúng ta dành thời gian để hiểu và học các bài học, thì thay vì đóng vai nạn nhân, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Cần nhận ra rằng, nếu chúng ta cảm thấy giống như một nạn nhân, đó chỉ là chúng ta làm cho mình như thế. Mọi người có thể nói về chúng ta, có thể phản đối chúng ta, không thích chúng ta, nhưng tại sao điều đó lại làm hỏng mối quan hệ của chúng ta đối với bản thân mình? Tại sao chúng ta cho đi bình an và hạnh phúc của mình?

“Cái tôi” là thủ phạm ở đây. Chính cái tôi khiến chúng ta nhạy cảm và yếu đuối. Ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn, chúng ta hoặc nghĩ quá cao về bản thân, hoặc nghĩ rằng mình không xứng đáng. Một trong những thái cực này sẽ khiến chúng ta tạo ra nỗi đau cho chính mình khi sự việc trở nên khó khăn. Khi chúng ta du lịch trên hành trình hướng vào nội tâm, chúng ta bắt đầu lấy lại sự tự trọng thực sự của chúng ta và tác động của những nguyên nhân đau đớn sẽ bắt đầu bớt đi.Người nào hiểu được bí mật trong việc nhìn ra nỗi đau như một sứ giả, có thể đi qua mạnh mẽ, tích cực và hạnh phúc. Cần một tâm trí mạnh mẽ và một trái tim dũng cảm để nhìn thấy nỗi đau, học hỏi từ nó và buông bỏ. Đây là cách chúng ta trở nên vững mạnh. Với một tư duy khác, chúng ta thậm chí có thể tìm thấy ở nó một trải nghiệm tích cực. Điều này có vẻ là một đích đến rất cao, nhưng bình an và sức mạnh mà nó mang lại cũng đáng để nỗ lực.

Vậy thì… hãy biến nỗi đau thành bình an ngay hôm nay. 

Phạm Thị Sen 
(Trung tâm Inner Space - TP.HCM) 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI