An Giang: Rớt nước mắt với cảnh học trò “tròng trành” đến trường

05/09/2016 - 13:33

PNO - 10 ngày nay, các bến đò ngang, đò dọc đột ngột ngưng hoạt động theo lệnh của cơ quan chức năng bên kia biên giới. Vì vậy, các gia đình phải tận dụng xuồng, ghe sẵn có để đưa con em đến trường.

Do đặc thù lịch sử, dọc theo tuyến biên giới Tây Nam có rất nhiều người Việt sinh sống trên phần địa giới của Campuchia. Trong đó nhiều nhất là xã Pẹc –chạy (huyện Cỏ Thum, tỉnh Cần – đan) phía đối diện xã Khánh An, (huyện An Phú, tỉnh An Giang) với trên 2.000 hộ hơn 12.000 người Việt định cư.

An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Quang cảnh lễ khai giảng ở trường Tiểu học A Khánh An (An Phú-An Giang) đối diện xã Pẹc- chạy (Cỏ-thum, Cần-đan) nơi đón nhận bình quân khoảng 350 học sinh Việt kiều theo học mỗi năm.

Đa số bà con bằng nghề làm thuê, đánh bắt tự nhiên nên cuộc sống khó khăn, nhưng mọi người đều có nguyện vọng đưa con em về Việt Nam học tiếng mẹ đẻ. Bình quân mỗi năm có trên 1.000 học sinh Việt kiều sang huyện An Phú học các cấp phổ thông, trong đó có khoảng trên 350 em học tại trường Tiểu học A Khánh An (xã Khánh An-An Phú).

Thông thường mọi năm, các em đi đò dọc hoặc các bến đò ngang để qua sông Bình Di (ranh giới tự nhiên 2 quốc gia) đi học. Tuy nhiên hơn 10 ngày nay, các bến đò ngang, đò dọc đột ngột ngưng hoạt động theo lệnh của cơ quan chức năng bên kia biên giới. Vì vậy, các gia đình phải tận dụng xuồng, ghe sẵn có để đưa con em đến trường.

An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
BGH nhà trường tổ chức nghi thức trang trọng đón chào học sinh mới từ bên kia biên giới theo học.

Tuy nhiên do chủ yếu là xuồng, ghe dùng để đánh bắt cá nên nhỏ, cũ và tạm bợ nên rất nguy hiểm. Chắc hẳn không riêng tôi, mà tất cả mọi người đều khó kềm được nước mắt khi tận mặt chứng kiến cảnh học trò Việt kiều áo quần phong phanh rồi tròng trành giữa biển nước đầu nguồn để đến trường dự lễ khai giảng năm học 2016-2017...

An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Nhiều cô, cậu học trò Việt kiều quá lạ với không khí náo nhiệt của lễ khai giảng nên đã khóc thét....
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Do điều kiện sống còn nhiều khó khăn nên nhiều phụ huynh chưa đủ điều kiện sắm đồng phục cho con trong dịp khai giảng.
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Do có lệnh tạm ngưng hoạt động toàn bộ hoạt động của “đường mòn bến tạm” của cơ quan chức năng bên kia biên giới nên bến đò đối diện xã Khánh An không thể đưa vào hoạt động đưa rước học sinh Việt kiều sang An Phú đi học.
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Các gia đình phải tận dụng ghe, xuồng sẵn có để đưa rước con em.
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Tuy nhiên do các phương tiện này nhỏ nên rất nguy hiểm trong điều kiện nước lũ đầu nguồn.
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Nên gần như mỗi gia đình đều cử người theo trông coi con cháu...
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Có gia đình vì bận kế sinh nhai, nên phải tận dụng đứa lớn đưa- rước đứa nhỏ.
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Bởi tuy mực nước lũ năm nay không lớn nhưng sóng nước mênh mông và chảy siết nơi đầu nguồn cũng rất nguy hiểm.
An Giang: Rot nuoc mat voi canh hoc tro “trong tranh” den truong
Nhìn cậc bé Việt kiều đầu đội chiếc nón in hàng chữ: Yêu lắm, thương lắm, mà xa lắm, đau lắm...” ngồi đợi người nhà đến đón xuống đò trở về nhà, tôi đã không kềm được xúc động.

Tùng Hương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI