Thời trang thân thiện với môi trường lên ngôi?

13/07/2019 - 11:40

PNO - Gần đây, hàng loạt thương hiệu thời trang lớn đã có những động thái tích cực đến môi trường như thu gom đồ cũ tái chế, hạn chế nilong, dùng giá treo thân thiện...

Năm năm trước, đề cập đến thời trang bền vững, hiếm người tin trào lưu này sẽ trở thành xu hướng. Nhưng mạng xã hội và các kênh truyền thông, các nhiếp ảnh gia, những nhà làm phim tài liệu, các đại sứ môi trường, người nổi tiếng… đã góp phần tác động không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, dẫn đến thay đổi thói quen tiêu dùng của con người.

Thoi trang than thien voi moi truong len ngoi?

Những dòng sông đen ngòm ken đặc rác thải, những loài vật chịu hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp do chính thói quen của con người gây ra, những đứa trẻ sống nhờ vào bãi rác hoặc bị bóc lột sức lao động ở những xưởng may gia công… khiến bất kỳ ai quan tâm đến chất lượng sống và môi trường đều phải suy ngẫm.

Dùng ít hơn, theo đuổi lối sống đơn giản hơn, sở hữu ít hơn, tiết kiệm năng lượng, ít phụ thuộc trang thiết bị, công nghệ và quan tâm đến chất liệu/nguyên liệu làm ra sản phẩm… là những biện pháp đang được rất nhiều cá nhân trên toàn cầu chú ý tuân thủ một cách tự nguyện vì trách nhiệm với hành tinh họ đang sống.

Thoi trang than thien voi moi truong len ngoi?

Ngành thời trang, với tỷ lệ ô nhiễm gấp vài lần so với những chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải toàn thế giới cộng lại mỗi năm, dĩ nhiên không thể đứng ngoài vòng xoay vận hành này, nếu không muốn người tiêu dùng quay lưng. 

Nhưng sâu xa hơn, từ các hãng thời trang nhanh cho đến các nhà mốt cao cấp còn cho thấy thiện chí và ý thức trách nhiệm của họ, muốn chung tay góp sức vì hành tinh bền vững thay vì chỉ để lấy lòng người tiêu dùng. Bài học kinh doanh đắt giá nhất luôn xuất phát từ chính trái tim. Và bất cứ tình cảm nào đi từ trái tim sẽ thôi thúc họ hành động bằng những nỗ lực thiết thực.

Thoi trang than thien voi moi truong len ngoi?

H&M là một trong số rất ít hãng fast-fashion cho thấy diện mạo tích cực khi một mặt, hãng thu gom quần áo từ nhiều thương hiệu khác nhau để tái chế; mặt khác, không ngừng đầu tư nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên liệu bền vững, ít tác động đến sức khỏe con người và môi trường. Trong bộ sưu tập Conscious Exclusive 2019 hồi tháng Tư, H&M lần đầu giới thiệu với người yêu thời trang loại vải có tên Pinatex, bọt BLOOM và sợi Cam.

Được làm bằng sợi cellulose chiết xuất từ lá cây dứa (thơm), với đặc tính vừa mềm mịn, vừa có những đường nhăn tự nhiên, vừa có độ bóng lấp lánh, Pinatex được dùng thay thế da động vật. Trong khi đó, bọt BLOOM được dùng làm đế lót giày, dép nhờ nguồn gốc tảo sinh khối; còn sợi Cam mềm như lụa lại được làm từ vỏ cam tươi - phụ phẩm của ngành nước ép. Nỗ lực này của H&M không những giúp đảm bảo giá thành sản phẩm không đổi mà còn phá vỡ định kiến đắt đỏ và già cỗi bấy lâu nay của thời trang bền vững

Thoi trang than thien voi moi truong len ngoi?

Các nhà mốt cao cấp cũng không đứng ngoài cuộc

Năm 2018, nhiều nhà mốt lớn như Burberry tuyên bố ngừng sử dụng lông động vật cho các thiết kế và cam kết chấm dứt việc tiêu hủy hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên, chống lãng phí tài nguyên. Tiếp đó, tháng 4/2019, hãng bắt đầu thay thế toàn bộ móc treo quần áo, các tấm bạt phủ đồ, túi nhựa poly bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Song song đó, Burberry còn khởi động chương trình thu hồi móc quần áo bằng nhựa.

Ở những quy trình bắt buộc phải dùng túi ni-lông chống thấm nước, hãng cam kết tuân thủ quy chuẩn 30% nhựa sinh học có thể phân hủy. Đến năm 2025, tất cả bao bì nhựa của Burberry đều có thể tái chế hoặc dễ phân hủy ở môi trường tự nhiên.

Thoi trang than thien voi moi truong len ngoi?

Cuối tháng 6/2019, Chanel đã mua lại một lượng lớn cổ phần trong công ty start-up Evolved by Nature - nơi phát triển lụa tự nhiên thay thế các loại vải sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, cho thấy sự quan tâm của nhà mốt đến thời trang bền vững.

Trước đó, Chanel đã tuyên bố không sử dụng da bò sát trong quá trình sản xuất. Năm 2018, Chanel cũng đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp của Phần Lan có tên Sulapac, nghiên cứu loại vật liệu giống nhựa nhưng có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn nhằm chế tạo bao bì thân thiện môi trường thay cho túi giấy hoặc túi ni-lông. “Vào thời điểm chuyển đổi xã hội, kinh tế và môi trường như hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng cần phải tiếp tục đẩy mạnh tham vọng và cam kết của mình” - chia sẻ của đại diện Chanel cũng chính là nỗ lực thiết thực của ngành thời trang với cuộc sống loài người. 

Thư Hiên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI