Những nghề cần lưu ý để tránh trầm cảm, loạn thần

31/03/2015 - 06:56

PNO - PN - Vụ cơ phó Andreas Lubitz của hãng máy bay Germanwings đột ngột hạ cánh để máy bay đâm vào núi khiến toàn bộ 150 người thiệt mạng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc cần kiểm soát tốt sức khỏe của người làm việc ở...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhũng nghè càn luu ý dẻ tránh tràm cảm, loạn thàn

Theo Bild, có khả năng Lubitz thất vọng về tình trạng sức khỏe của mình, không còn tin vào ước mơ được làm việc với Lufthansa - Ảnh: Getty Images

Bác sĩ Trần Duy Tâm, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM phân tích: người mắc bệnh trầm cảm và loạn thần, khi tự sát thường muốn người khác chết theo, kể cả người thân trong gia đình. Chứng loạn thần bao gồm: loạn thần cấp tính và loạn thần mạn tính. Nguy hiểm nhất là loạn thần cấp tính do xuất hiện đột ngột, bất ngờ.

Người bị loạn thần thường bị hoang tưởng, ảo giác, lúc nào cũng nghĩ đang bị người khác chi phối, ra lệnh cho họ giết người (ảo thanh). Họ nhìn thấy cảnh thế giới đang bị điêu tàn cần phải hủy diệt (ảo giác), hoặc nghĩ người khác sẽ ám hại, theo dõi, đầu độc mình (hoang tưởng). Một số bệnh nhân có ý thức tránh né ảo giác, hoang tưởng, nhưng khi lên cơn kích động, họ sẵn sàng ra tay vì nghĩ người khác đang tấn công họ dù họ đã cố trốn tránh.

Dạng thứ hai là trầm cảm. người bệnh cảm giác thế giới đã đổ vỡ hết, cơ thể họ cũng tan nát, không còn gì luyến tiếc. Nguy hiểm nhất trong nhóm người mắc trầm cảm nặng là hội chứng cotard. Đây là một dạng cực đoan của chứng trầm cảm, họ luôn nghĩ mình đã chết, sự tồn tại xung quanh chỉ là ảo giác. Trước khi ra tay sát hại những người khác, họ cho rằng đó là hành vi giải thoát, giúp cho những người khác thoát khỏi kiếp nạn ở đời vì thế giới này đang bị hủy hoại.

Hai dạng trên tuy khác nhau nhưng nếu trầm cảm thể nặng có thể đi kèm với loạn thần. Bên cạnh hai biểu hiện này thì việc “hủy diệt tập thể” còn xảy ra ở người bị rối loạn nhân cách. Tính cách bất ổn này hình thành từ lúc trưởng thành, với những phản ứng hết sức khác lạ. May mắn, những người mắc bệnh này dễ dàng được người thân sớm nhận ra. Ngoài ra, hủy diệt hàng loạt còn xảy ra ở những người bị rối loạn do stress (chẳng hạn bị mất việc kéo theo ly hôn, mất tài sản…).

Cách đây không lâu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã cấp cứu cho cháu Đ.P.L. (20 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) bị chính cha ruột dùng dao đâm thấu ngực, gây mất máu, nguy kịch. Anh Đ.H.H. (30 tuổi) sau khi đâm vợ và con trai, đã uống thuốc trừ sâu tự sát. Hai vợ chồng anh H. ly thân và nhiều lần anh muốn hòa giải nhưng bất thành. Mới đây, chị T.A. (24 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) vì buồn chuyện gia đình đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Thấy con gái hai tuổi chạy lại nằm gần, chị cho con gái uống phần thuốc còn lại. Sau đó, chị dùng dao đâm hai nhát vào ngực con.

Theo BS Trần Duy Tâm, thời tiết nóng bức kéo dài sẽ khiến cho người có tiền sử mắc bệnh lý về tâm thần dễ tái phát. Thống kê của thế giới cho thấy, có khoảng 5% dân số bị trầm cảm, trong đó số bị loạn thần chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Việc điều trị giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng trầm cảm, loạn thần cần thời gian dài. Tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh được khuyên bỏ việc hoặc chuyển sang việc khác phù hợp, tránh nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Đặc biệt, những người làm nghề lái xe, kiểm soát viên hệ thống không khí nhà máy, kiểm soát không lưu, người kiểm tra dòng khí đối lưu dưới hầm mỏ, hay những người sửa điện, làm việc trên cao… cần được theo dõi kỹ về sức khỏe tâm thần.

Việc hỗ trợ tâm lý của người thân là yếu tố quan trọng giúp bệnh sớm hồi phục. Người nhà cần cố gắng giữ không khí gia đình vui vẻ, tránh căng thẳng, bất hòa. Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh tâm thần là người bệnh cảm thấy buồn, chán nản, mất hứng thú, ăn kém, ngủ kém, có ý tưởng tiêu cực, hành vi không nhanh nhẹn như trước.

 THANH KHÊ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI