Xe buýt nhanh nhanh hơn 5-10 phút: "Chắc chắn tạm thời sẽ gây phiền toái"

21/12/2016 - 12:14

PNO - PGS.TS Nguyễn Quang Toản cho rằng, để xe buýt nhanh đi vào hoạt động được hiệu quả thì cần phải nhiều điều kiện hỗ trợ kèm theo.

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thống nhất về phương thức hoạt động dự án xe buýt nhanh (BRT). Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2017.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hải (Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị, Sở GTVT Hà Nội) cho biết, BRT được ưu tiên hơn buýt thường như giảm xung đột tại những nút giao thông, có làn chạy ưu tiên gần như toàn tuyến nên sẽ đảm bảo được tốc độ tính toán gần 20 km/h, thời gian vận hành chuyến Yên Nghĩa - Kim Mã là 45 phút/chuyến.

Theo dự án, thời gian vận hành buýt nhanh sẽ nhanh hơn đáng kể, hơn 5-10 phút so với buýt thường.

Xe buyt nhanh nhanh hon 5-10 phut: 
Xe buýt nhanh sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2017. Ảnh: Hà Nội Mới

Bày tỏ quan điểm trước vấn đề này, GS.TS Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng Đại học xây dựng Hà Nội thể hiện sự bày tỏ nhiều vấn đề băn khoăn xung quanh dự án.

PGS.TS Hùng đưa ra một sự so sánh với một số nước đã thực hiện, việc xe buýt nhanh của Hà Nội chạy nhanh hơn xe buýt thường từ 5-10 phút là khoảng thời gian không nhiều.

Ông cũng đặt ra vấn đề, trong điều kiện giao thông phức tạp như thủ đô hiện tại, việc duy trì được khoảng cách như vậy theo ông không dễ dàng.

Phân tích cụ thể hơn, ông Hùng cho rằng, ngoài vấn đề cơ sở hạ tầng yếu kém, ý thức của người dân tham gia giao thông hạn chế, vì vậy thời gian chạy nhanh hơn từ 5-10 phút chỉ là trên lý thuyết.

"Trên đường có các xe chen lấn hay xảy ra tắc đường thì sao đạt được tốc độ đó? Hơn nữa thời gian lên xuống các điểm đỗ cũng phải tính toán rất kỹ", ông nhấn mạnh.

Vị chuyên gia chia sẻ, vào thời điểm năm 2006, trong cuộc gặp gỡ với đại diện ngân hàng thế giới tại Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội, ông đã góp ý không nên làm dự án xe buýt nhanh tại thủ độ vì rất khó thành công.

Nguyên Hiệu trưởng Đại học xây dựng Hà Nội bày tỏ: “Khi đó không ai nghe vấn đề này cả và dự án vẫn được triển khai. Tôi cho rằng mong muốn là tốt đẹp nhưng khả năng và hiệu quả thực tế chưa nhiều. Hơn nữa làm đường bê tông riêng cho xe buýt nhanh cũng tạo ra sự gồ ghề, gờ của nó có thể gây tai nạn. Đường bê tông sóc và đi ầm hơn.

Tôi nghĩ với Hà Nội thì không phù hợp khi đầu tư một khoản tiền lớn như vậy. Thực tế diện tích đường và đoạn giao cắt vẫn vậy nhưng đưa chiếc xe buýt nhanh vào dài hơn vào hoạt động là cả một vấn đề”.

Cũng bày tỏ ý kiến lo ngại trước dự án xe buýt nhanh, PGS.TS Nguyễn Quang Toản, Nguyên chủ nhiệm khoa Cầu đường, ĐH GTVT cho rằng, để xe buýt nhanh đi vào hoạt động được hiệu quả thì cần phải nhiều điều kiện hỗ trợ kèm theo.

Nói rõ hơn, PGS.TS Hùng cho rằng, xe buýt nhanh là phương tiện đòi hỏi có đường riêng và khi chạy qua ngã ba, ngã tư phải được ưu tiên. Tất cả các phương tiện khác phải dừng chờ còn xe buýt nhanh được đi. Nó có thể khai thác với tần suất tương đối dày 3-5 phút/chuyến. Thời gian đi của nó hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng ga mà nó phải dừng. Tốc độ có thể đạt được trên đường, thành phố cũng chỉ duy trì tốc độ 40km/h chứ không nhanh được.

Vị chuyên gia nhận định thêm, sở dĩ buýt nhanh và buýt thường của Hà Nội chỉ cách nhau ít thế thôi là bởi quãng đường của chúng ta cũng không quá dài, thời gian đi 2 xe khá ngắn.

“Xe buýt nhanh có khả năng chuyên chở lớn hơn rất nhiều. Việc Hà Nội phát triển các phương tiện này tôi nghĩ là con đường duy nhất để chống ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên trong điều kiện đường xá của thủ đô hiện tại thì chắc chắn tạm thời sẽ gây ra phiền toái. Thậm chí nó còn kích thích tắc đường nhanh hơn vì chúng ta phải chặn hết các phương tiện khác.

Tuy nhiên, về lâu dài tôi nghĩ Hà Nội nên thí điểm trong điều kiện còn thí điểm được. Chứ khoảng 5 năm nữa thì chắc khó có thể làm được điều này”, PGS.TS Toản nêu quan điểm.

Hoàng Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI