Xác nhận việc hơn một ngày một tiến sĩ ra lò

22/04/2016 - 13:53

PNO - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho biết, 3 năm gần đây, học viện xác định và tuyển sinh vào khoảng 350 NCS/năm.

Ngày 21/4, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng đã có những trả lời xung quanh vấn đề nhiều  tiến sĩ bảo vệ thành công đề tài trong khoảng thời gian ngắn.

Khi đặt ra phép tính “Trung bình 1 tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 tiếng 15 phút có một tiến sĩ ra lò”, bà Phụng cho biết, 3 năm gần đây, học viện xác định và tuyển sinh vào khoảng 350 NCS/năm.

Học viện KHXH được thành lập năm 2010 trên cơ sở tổ chức lại 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ TS.

Chỉ tiêu của học viện hiện nay là tổng chỉ tiêu của 17 viện nghiên cứu, nếu tính bình quân thì số chỉ tiêu của mỗi cơ sở đào tạo không phải là quá lớn.

Xac nhan viec hon mot ngay mot tien si ra lo
1 năm có 350 tiến sĩ được đào tạo (Ảnh minh họa)

Về vấn đề cấp phép cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trong đào tạo tiến sĩ; bà Phụng cho hay, từ năm 2011 đến nay, điều kiện để cho phép các cơ sở đạo tạo trình độ TS ở nước ta được quy định và thực hiện theo Điều 3, Thông tư 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 của Bộ GD - ĐT.

Năm 2011, Bộ rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và dừng tuyển sinh 102 chuyên ngành ủa 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.

Từ năm 2012, Bộ GD - ĐT đã sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ TS, quy định việc thẩm định hồ sơ, luận án để đảm bảo và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở.

Về vấn đề đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH thông tin, hiện nay, theo báo cáo của học viện, đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ TS của cả VASS là 380, trong đó có 175 người có chức danh GS, PGS. Như vậy, chỉ tiêu do học viện xác định vẫn trong phạm vi quy định, không vi phạm lỗi vượt quá chỉ tiêu.

Và Nhà nước chỉ có thể quản lý chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện, tiêu chí của luận án, quy trình tổ chức thực hiện… còn chất lượng chuyên môn phải do các nhà khoa học, các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ đảm bảo.

Trong 4 năm gần đây, để nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GD - ĐT tổ chức thẩm định chất lượng của khoảng gần 10% luận án của các cơ sở đào tạo. Qua thống kê, chưa có luận án nào của Học viện KHXH không đạt yêu cầu chất lượng.

Hoài An (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI