An toàn thông tin mạng quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm

25/06/2016 - 11:03

PNO - Ngày 1/7/2016, Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM) chính thức có hiệu lực sẽ tác động tích cực, mở ra một bước ngoặt mới, là căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để bảo vệ lợi ích cá nhân, tổ chức… trên không gian mạng.

Sau đây là chia sẻ của các luật gia, luật sư, diễn viên... liên quan đến việc thực thi luật này.

Ông Phạm Lĩnh Sơn - Phó trưởng phòng trợ giúp pháp lý phụ nữ số 6:  Một hành lang pháp lý rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại

An toan thong tin mang quan ly chat che, xu ly nghiem

Luật ATTTM gồm tám chương với 54 điều, quy định về hoạt động ATTTM. Đây là một bộ luật với rất nhiều nội dung mới. Luật quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm như: can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật; gây ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng; tấn công, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.

Luật cũng quy định cụ thể về phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo; thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; xâm nhập trái phép bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc…

Tôi tin rằng khi luật đựơc thực thi, sẽ giúp hạn chế những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của mọi người, thông tin được kiểm soát theo hướng phản ánh trung thực, không bị xuyên tạc, bôi bẩn và hạn chế tình trạng bị kẻ xấu trục lợi thông tin. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, đầy đủ và chi tiết để thực thi luật. Đặc biệt là các quy định về xử phạt, chế tài các hành vi xâm phạm.

NSƯT Tuyết Thu: Rất may là tôi chưa bị mắc lừa

An toan thong tin mang quan ly chat che, xu ly nghiem

Hiện nay thông tin trên các trang mạng xã hội tràn lan và không phải tất cả đều đã được kiểm chứng. Nhiều người thấy tin tức có vẻ “hot” là lan truyền khắp nơi, trong khi chưa biết thực hư thế nào.

Theo tôi, có thể lên mạng để chia sẻ tình cảm, suy nghĩ của mình, không nên chửi bới, soi mói mọi chuyện, săm soi đời tư người khác. Hiện nay người ta có thể sử dụng mạng xã hội trong cả việc lừa người có tâm muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Tôi cũng từng bị một vài trang cá nhân ngỏ ý kêu gọi đóng góp từ thiện, nhưng rất may là tôi chưa bị lừa. Theo tôi, với những gì diễn ra trên cá c trang mạng xã hội, mọi người nên cẩn trọng và bình tĩnh xem xét trước sau. Phải hết sức tỉnh táo trước những thông tin liên quan đến danh dự, uy tín của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Đừng dễ dãi hùa theo mà phải tìm hiểu kỹ, kiểm chứng từ nhiều nguồn. Những sự vụ xảy ra trong thời gian qua cho thấy, nhiều người lên mạng không chỉ xem mà còn share (chia sẻ), thêm thắt như chính mình chứng kiến sự việc.

Tôi không thể cấm cản con tham gia mạng xã hội, mà giải thích tin nào nên xem và tin nào không nên. Tôi khuyến khích các con dùng mạng để liên lạc với bạn bè thân thiết, trao đổi việc học. Tôi thường xuyên cảnh báo các con về những link lạ, kể cho con nghe những sự cố nhiều người đã vướng khi lỡ tay nhấp vào các link lạ và nhắc cá c con tuyệt đối không click vào những link bất thường. Nếu thấy gì khá c lạ cá c con phả i hỏi mẹ. Tôi cũng có một nguyên tắc là không cho con sử dụng mạng khi không có vợ chồng tôi ở nhà.

Diễn viên Lê Phương: Tung tin thất thiệt ảnh hưởng đến người khác

An toan thong tin mang quan ly chat che, xu ly nghiem

Việc lợi dụng mạng xã hội xâm phạm quyền riêng tư, chơi bẩn, hạ thấp danh dự, uy tín người khác là độc ác. Việc phát tán thông tin thất thiệt có thể khiến người khác ảnh hưởng danh dự, uy tín, cơ hội làm việc… Cũng có người dùng mạng xã hội để câu view, đạt được lợi ích cho bản thân mà không nghĩ đến người khác.

Mạng xã hội còn được một số người tự xưng là phóng viên và một số trang báo mạng tiếp tay hoặc “phối hợp” để bôi nhọ người khác. Có phóng viên dựa vào những thông tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội, suy diễn, thêu dệt nên những câu chuyện không đúng sự thật, nhất là khi viết về giới nghệ sĩ. Những người sử dụng mạng xã hội thừa hiểu những bài viết khai thác chuyện riêng tư người của công chúng luôn có lượt view rất cao.

Theo tôi, mọi người sử dụng mạng xã hội có quyền phản ánh những tiêu cực trong xã hội nhưng phải trung thực, mang tính xây dựng chứ không phải bươi móc đời tư. Những gì trên các trang mạng xã hội sẽ được lưu trữ, câu chữ rõ ràng, sau này con cái đọc được sẽ nghĩ gì về cha mẹ - nạn nhân của trò “bôi bẩn”? Tôi nghĩ, cần phải xử lý thật mạnh những kẻ dùng mạng xã hội xâm phạ m quyền riêng tư của mọi người.

Đạo diễn Quốc Bảo: Nhiều nguy cơ “dính bẫy” thông tin mạng

An toan thong tin mang quan ly chat che, xu ly nghiem

Ưu điểm của mạng xã hội là giúp mọi người tương tác với nhau, chia sẻ thông tin nhanh chóng. Mạng xã hội giúp nghệ sĩ và khán giả gần gũi nhau hơn, khán giả cập nhật liên tục thông tin về tác phẩm, về biểu diễn. Nghệ sĩ cũng định hướng được những thông tin cần thiết để cung cấp cho khán giả. Mạng xã hội là kênh thông tin thuận tiện để quảng bá cá nhân và tác phẩm nghệ thuật.

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có quá nhiều thông tin không được kiểm chứng, hoặc không có thật, gây bất ổn trong cộng đồng. Nhiều bạn bè và người thân của tôi cũng rơi vào những “bẫy” thông tin như vậy. Không thể ngăn cấm mạng xã hội, tuy nhiên, cần phải đảm bảo an ninh mạng nhằm kiểm soát, dập tắt thông tin xấu; trừng trị những kẻ lợi dụng mạng xã hội khiến người khác gặp nhiều rắc rối không đáng có

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH: Hiểu đúng và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ

An toan thong tin mang quan ly chat che, xu ly nghiem

Tôi quan tâm nhiều đến việc bảo vệ trẻ em (BVTE) của Luật ATTTM. Theo Bộ Công an, những năm gần đây, có nhiều vụ xâm phạm trẻ em mang dáng dấp tội phạm công nghệ cao và mạng internet. Nhiều kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của các bé gái đã làm quen trên mạng, dụ dỗ gặp gỡ và xâm hại. Đó là những điều đau lòng cho bất cứ ai quan tâm đến trẻ, làm công tác BVTE.

Theo tôi, để thực thi luật tốt, mọi người cần hiểu đúng luật. Chính vì vậy, gần đây, khi trao đổi về công tác BVTE, thực thi Luật Trẻ em (có hiệu lực từ 1/6/2017), tôi đã lưu ý về quyền bí mật về đời sống riêng tư của trẻ em (điều 21 của Luật Trẻ em). Theo đó, những hình ảnh cá nhân, đời sống riêng tư của trẻ không được xâm phạm. Khi sử dụng những hình ảnh thuộc thể loại này, cần có sự đồng ý của trẻ em nếu trẻ từ 10 tuổi trở lên. Khi Luật ATTTM có hiệu lực pháp luật, những quyền bí mật riêng tư của trẻ em sẽ được bảo đảm đầy đủ hơn.

Luật sư Dương Thị Tới, CTV Tổ Trợ giúp pháp lý miễn phí, Hội LHPN TP. HCM: Xử lý nghiêm hành vi vi phạm

An toan thong tin mang quan ly chat che, xu ly nghiem

Hiện nay nhan nhãn thông tin bẩn trên các trang mạng, nhiều vụ việc xâm hại nghiêm trọng đến danh dự, sức khỏ e và nhân phẩm phụ nữ, trẻ em… thế nhưng rất ít người đưa thông tin sai lệch bị xử lý đến nơi đến chốn. Vì thế, nhiều người vẫn tiếp tục lợi dụng mạng để tung tin, hình ảnh và bình phẩm, xúc phạm quyền riêng tư của người khác một cách ác ý và vô cảm.

Muốn luật ATTTM được triển khai tốt, theo tôi, cần triển khai rộng rãi đến người dân, đặc biệt phụ nữ và trẻ em, những đối tượng thường bị lợi dụng. Đồng thời, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cần nghiêm túc hơn trong việc thực thi pháp luật. Cụ thể, cần hướng dẫn rõ, khi phát hiện một phụ nữ, trẻ em bất kỳ bị xâm phạm bí mật đời tư, tung tin, ảnh không lành mạnh, gây tổn hại danh dự, nhân phẩm của họ, các hội đoàn, công an, chính quyền cần nhanh chóng vào cuộc, bảo vệ nạn nhân, truy cứu trách nhiệm người có hành vi vi phạm.

Nghi Anh - Thảo Vân (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI