Tăng lương 2016: Còn nhiều bất đồng về mức sống tối thiểu

11/02/2016 - 10:53

PNO - Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 2016 sẽ có tác động không ít đến chính sách tiền lương của các doanh nghiệp.

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực từ 2016 có một số thay đổi quan trọng. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến chính sách tiền lương của các doanh nghiệp. Không chỉ thế, 2016 cũng là năm bắt đầu những thay đổi lớn trong quá trình hội nhập.

Tang luong 2016: Con nhieu bat dong ve muc song toi thieu
Thứ trưởng Phạm Minh Huân dự báo quá trình thương lượng tăng lương tối thiểu vùng sẽ ngày càng gay gắt. (Ảnh: VNplus).

Do đó những vấn đề thương lượng, thỏa thuận tiền lương, tiền thưởng giữa các doanh nghiệp và người lao động là một vấn đề còn khá gay gắt. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Phạm Minh Huân chia sẻ với Vietnamplus, cho biết:

"Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, nội dung sửa đổi có thay đổi về mức đóng bảo hiểm. Nếu như trước đây, Luật BHXH chỉ quy định đóng BHXH theo mức lương hợp đồng thì năm 2016 mức đóng trên mức lương, phụ cấp và đến năm 2018 phải đóng thêm các khoản bổ sung".

Hiện nay, giữa thu nhập (gồm lương và các khoản phụ cấp, bổ sung khác) có khoảng cách 30-60% so với mức lương đóng BHXH. Theo quy định mới, Bộ LĐTB&XH tính toán tổng chi phí đóng BHXH của doanh nghiệp tùy theo các mô hình sản xuất khác nhau chi phí đóng sẽ tăng khác nhau, dự kiến, mức tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng khoảng 10-12%.

Thứ trưởng Huân nhận định, việc điều chỉnh tăng chi phí đóng BHXH sẽ tạo nên tác động kép về chi phí đóng bảo hiểm xã hội và chi phí tiền lương của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2016 sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo lộ trình, việc tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội sẽ tác động đến mức tăng lương tối thiểu vùng.

Trước đó, năm 2015 việc thương lượng tiền lương tối thiểu khá gay gắt. Với những thay đổi về việc đóng bảo hiểm xã hội, năm 2016 hứa hẹn sẽ còn nhiều ý kiến trái chiều hơn nữa.

Về điều này, thứ trưởng Huân cũng cho biết sang năm 2016 việc thương lượng sẽ được thực hiện sớm hơn. Ngay từ đầu năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp để đặt ra kế hoạch. Theo tôi, quan trọng nhất là các bộ phận kỹ thuật của đại diện ba bên phối hợp thống nhất để tính toán các căn cứ làm cơ sở để điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

Cạnh tranh gay gắt từ chuyển dịch lao động

Được biêt, năm 2016 là năm bắt đầu những thay đổi lớn trong quá trình hội nhập khi Việt Nam tham gia và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Qúa trình thay đổi này sẽ đem lại những cơ hội và thách thức lớn. Một mặt, hội nhập sẽ tạo ra cơ hội có nhiều việc làm hơn và có thể có điều kiện tăng mức thu nhập cho người lao động. Nhưng, đối với những công việc có thu nhập tốt, người lao động cũng sẽ gặp phải sự cạnh tranh việc làm từ việc tự do dịch chuyển lao động trong quá trình hội nhập.

Tuy nhiên, khi hội nhập Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức nhất định. Chúng ta phải chuẩn bị nguồn nhân lực tốt cho quá trình hội nhập sắp tới. Nếu không chuẩn bị tốt sẽ có những ngành nghề, vị trí việc làm thu nhập tốt, lương cao nhưng lao động Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh với lao động các nước khác và việc đầu tư có thể cũng sẽ dịch chuyển tới các nơi có nguồn nhân lực tốt hơn.

Sơn Khê (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI