Nam Trung bộ đón cơn bão thứ hai chỉ trong tháng 11, TP.HCM sẵn sàng sơ tán dân

18/11/2017 - 17:21

PNO - Thủ tướng vừa có Công điện 1786/CĐ-TTg ngày 18/11/2017 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14 và mưa lũ.

Công điện nêu rõ: Bão số 14 đang tiếp tục mạnh lên và di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta, sáng sớm ngày mai (19/11) bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12, kèm theo mưa lớn.

Nam Trung bo don con bao thu hai chi trong thang 11, TP.HCM san sang so tan dan
Các tỉnh Nam Trung bộ đón cơn bão thứ hai chỉ trong vòng tháng 11

Đồng thời, do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày tới tại các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Phú Yên có khả năng có mưa to đến rất to, nguy gây lũ lớn trên các sông suối, ngập úng vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét tại miền núi.

Theo dự báo, bão số 14 và mưa lũ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến một số địa phương vừa bị thiệt hại nặng nề do bão số 12 và mưa lũ. Để chủ động ứng phó, tránh chủ quan, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo ứng phó quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cấp bác.

Thủ tướng đề nghị  Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố các tỉnh ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão (từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng) triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (bao gồm cả tàu thủy sản, tàu vận tải, tàu du lịch).

Tiếp tục rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển; kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn, không đi vào và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức sắp xếp, hướng dẫn neo đậu, hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu; triển khai việc cấm phương tiện, tàu thuyền ra khơi.

Rà soát, kiên quyết sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên các tàu thuyền, phương tiện, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, trong các nhà yếu có nguy cơ ngập, sập đổ, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nhà ở vùng cửa sông, ven biển, trên các đảo, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu khi mưa lớn.

Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống, bảo vệ nhà cửa, kho tàng, trụ sở, công trình. Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết, phòng chống ngập úng các đô thị, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.

Kiểm tra, triển khai các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình xây dựng đang thi công dở dang, nhất là các tuyến đê biển, cửa sông, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn.

Trong chiều 18/11, UBND TP.HCM đã phát hai công điện khẩn cấm tàu thuyền ra khơi và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng 24 quận huyện sẵn sàng ứng phó với bão số 14, tên quốc tế Kirogi. 

Theo đó, UBND TP đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, UBND huyện Cần Giờ, Chi cục Thủy sản bằng mọi biện pháp thực hiện thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ phương tiện tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên sông, trên biển vào bờ hoặc tìm nơi trú tránh an toàn; chấp hành lệnh nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi hoạt động thủy sản. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ 1 giờ ngày 19/11 cho đến khi có lệnh mới.

Nam Trung bo don con bao thu hai chi trong thang 11, TP.HCM san sang so tan dan
 

Sở Giao thông vận tải TP, Cảng vụ Hàng hải TP và UBND các quận, huyện yêu cầu các chủ bến và chủ phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng chấp hành lệnh cấm xuất bến hoạt động.

Bằng mọi biện pháp sử dụng tất cả các phương tiện thông tin và truyền thông để thông báo cho chủ các phương tiện biết vị trí, tốc độ, hướng di chuyển, diễn biến bão số 14 và kêu gọi tàu thuyền thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới trên khu vực Biển Đông từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc.

UBND TP yêu cầu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa sông, cửa biển kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi theo lệnh cấm này.

Ngoài ra, Bộ Tư lệnh TP, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Công an TP duy trì sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có lệnh điều động.

Nam Trung bo don con bao thu hai chi trong thang 11, TP.HCM san sang so tan dan
 

Đối với các quận huyện, UBND TP chỉ đạo huyện Cần Giờ chuẩn bị sẵn sàng Phương án di dời dân xã đảo Thạnh An và các hộ dân có nhà đơn sơ, tạm bợ ven sông, biển đến các địa điểm kiên cố an toàn ngay khi có chỉ đạo của TP.

Các quận, huyện có bờ bao, đê bao ven sông, vùng trũng thấp như: quận Thủ Đức, quận 12, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn tổ chức rà soát tại các khu vực trọng điểm vào thời điểm mưa lớn và mực nước triều dâng cao cho đến khi hết đợt triều cường, mưa, bão.

UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết huyện đã lên phương án di dời khoảng 3.000 người dân để tránh cơn bão số 14.

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI