Không có chuyện lăng mộ vợ Vua Tự Đức bị san ủi nằm âm dưới đất

29/06/2017 - 10:14

PNO - Liên quan đến việc san ủi mộ vua Tự Đức, ông Trần Duy Quế cho biết vào năm 2015, khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm kê đền bù thì ông đã phản ánh việc trên đất dự án có lăng mộ vợ Vua Tự Đức

Theo ông Quế (80 tuổi, tổ 11 phường Thủy Xuân TP. Huế) vào thời điểm trên, lực lượng kiểm kê đã tận mắt thấy ngôi mộ vợ vua Tự Đức có diện tích lớn và còn khá nguyên vẹn nhưng không đánh dấu di dời ngôi mộ. Cách đây vài tháng, lực lượng này di dời các lăng mộ vô chủ trong khu vực dự án, còn mộ vợ vua Tự Đức vẫn giữ nguyên.

Khong co chuyen lang mo vo Vua Tu Duc bi san ui nam am duoi dat
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc tại hiện trường bãi đổ xe.

Vào ngày 19/6, lực lượng san ủi dùng máy xúc san ủi bay ngôi mộ vợ vua Tự Đức. Phát hiện sự việc, nhiều người ngăn cản nhưng mộ vẫn tiếp tục bị san ủi. Đến sáng 20/6, toàn bộ ngôi mộ đã bị biến mất hoàn toàn.

“Trên thực tế ngôi mộ cổ này tồn tại, người dân ở đây ai cũng biết, đơn vị giải phòng mặt bằng và chủ đầu tư đã tận mắt chứng kiến. Họ nói không thấy ngôi mộ với lý do mộ bị lụi tàn, nằm âm dưới đất là không đúng sự thật”, ông Quế bức xúc.

Khong co chuyen lang mo vo Vua Tu Duc bi san ui nam am duoi dat
Mọi việc được dần dần sáng tỏ kể từ khi tấm bia Tấm bia của bà Cửu gia tài nhân họ Lê được tìm thấy

Một số người dân ở tổ 11 có nhà nằm gần ngôi mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi cho biết thêm, trước khi bị san phẳng, khoảng hơn 90% hạng mục của ngôi mộ này còn nguyên vẹn. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu lịch sử tại Huế, việc tồn tại một ngôi mộ cổ rộng đến hàng chục m2 có đầy đủ các hạng mục nhưng các đơn vị liên quan nói vì không biết nên san ủi là khó chấp nhận.

Liên quan đến việc lăng mộ bà “Cửu giai Tài nhân họ Lê” (vợ vua) đã bị chủ đầu tư san phẳng, trả lời báo chí ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết tỉnh đang chỉ đạo giao cho UBND TP Huế chủ trì phối hợp với sở Văn hóa - Thể thao cùng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế họp về vấn đề này như để tỉnh có hướng giải quyết.

Đơn vị chủ đầu tư là đơn vị độc lập hoàn toàn với dự án nằm bên ngoài một khu vực quản lý của Trung tâm bảo tồn. Trong quá trình thi công họ đã không báo cáo gì với bên Trung tâm bảo tồn để phối hợp. 

Khong co chuyen lang mo vo Vua Tu Duc bi san ui nam am duoi dat
Trong hai ngày tới chủ đầu tư dự án hứa sẽ đắp mộ tạm trên nền ngôi mộ bị san ủi

Theo quan điểm của Trung tâm bảo tồn, nếu chủ đầu tư nhận lỗi, hứa khắc phục hậu quả và Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc đồng ý thì phía Trung tâm sẽ hỗ trợ toàn bộ phương án về mặt kĩ thuật như thiết kế lăng cho phù hợp. Tuy nhiên, vị trí lăng ở đâu, vị trí cũ hay mới còn phải chờ quyết định của Ủy ban tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dù đặt ở đâu đi chăng nữa thì bên trung tâm sẽ hoàn toàn làm được vì có tư liệu lịch sử, quy mô, hình ảnh mẫu. 

Trước đây, phạm vi khoanh vùng của trung tâm di tích tương đối gần, khi nhìn qua khu vực đó thì thấy một số lăng mộ, cán bộ trung tâm khảo sát lập hồ sơ trong đó có lăng bà Học Phi, lăng 15 liếp (vợ vua Tự Đức). Riêng mộ bị chủ đầu tư cày xới nằm ở vị trí hơi xa, quy mô nhỏ.

Khong co chuyen lang mo vo Vua Tu Duc bi san ui nam am duoi dat
Trước đây Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã khảo sát lập hồ sơ trong đó có lăng bà Học Phi

Sau khi phát hiện tấm bia và lăng mộ của bà Cửu gia tài nhân họ Lê (vợ vua), nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng nên có biện pháp bảo vệ lăng mộ này như một di tích. Tuy nhiên, theo Giám đôc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, phía trung tâm chỉ giúp trên cương vị đạo lý con người, còn nếu với quy mô như thế mà công nhận thì cần phải có nhiều tiêu chí. 

Tiêu chí để công nhận di tích lịch sử do nhà nước ban hành theo luật đối với những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc hoặc những công trình gắn liền với những nhân vật có công lao tổ quốc, nhân dân thì mới được công nhận là di tích lịch sử. Riêng những mộ của các bà cung, tần mỹ nữ thì có hàng nghìn cái làm sao công nhận hết được.

Qua sự việc này, trung tâm nhận thấy có nhiều bất cập và có phần trách nhiệm là chưa nắm được toàn bộ những di tích liên quan đến hoàng gia nhà Nguyễn trên địa bàn toàn tỉnh, còn rất nhiều cái nằm bên ngoài khu vực mình quản lý. Để khắc phục điều này theo ông Hải, trung tâm có trao đổi với Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc và lấy ý kiến một số nhà nghiên cứu Huế.

Sắp tới đây, tôi sẽ giao nhiệm vụ cho cán bộ Trung tâm làm một đề tài lớn khảo sát, đánh giá toàn bộ lăng tẩm hoàng gia. Trong dó bao gồm lăng mộ các bà vợ vua, hoàng thân quốc thích, hoàng tử công chúa.

Khong co chuyen lang mo vo Vua Tu Duc bi san ui nam am duoi dat
Ông Tôn Thất Viễn Bào- Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc tại khu vực san ủi làm bãi đổ xe du lịch

“Một điểm khiến tôi đang còn phân vân đó là trên bia mộ của bà không có năm xây dựng. Vì vậy, chúng ta cần xác minh cho rõ ràng, chỉ biết bà là họ Lê thôi vẫn chưa có tên chính xác; còn thụy thục thuận, trong triều Nguyễn tất cả các bà từ hàm bát giai trở xuống thì tất cả phi đều có hiệu thục thuận hết. Có người vội vàng khẳng định này kia nhưng theo tôi quan điểm nhà nghiên cứu nên thận trọng kiểm tra cho kĩ trước”, ông Hải giải thích.

Ông Tôn Thất Viễn Bào - Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc- thông tin: "Trước khi phục hồi lại toàn bộ ngôi mộ vợ vua, Hội đồng đã thống nhất yêu cầu chủ đầu tư dự án phải đắp mộ tạm trên nền ngôi mộ bị san ủi. Việc này chủ đầu tư dự án phải thực hiện trong khoảng 2 ngày tới".

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI