Chẳng ai như Thu Trang của báo Phụ Nữ...

25/02/2015 - 07:40

PNO - PN - Năm 2014, làng báo rúng động với “kỳ án nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề”. Sự thiêng liêng của tâm linh và niềm thành kính đặt vào những tấm lòng nơi cửa Phật đã khiến chùa Bồ Đề trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Phóng viên Thu Trang của báo Phụ Nữ đã đơn độc tiến hành điều tra trong nhiều tháng, để phơi bày những mảng tối đằng sau chiêu bài nuôi trẻ thiện nguyện.

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Không chỉ là 15 kỳ phóng sự được đăng tải, hay những chứng cứ cung cấp cho cơ quan công an Hà Nội về hoạt động buôn người “núp” trong chùa Bồ Đề, loạt bài của Thu Trang đã đạt đích đến lớn hơn là giải tán một cơ sở nuôi nhốt trẻ mồ côi, trả các em nhỏ về những trung tâm bảo trợ xã hội với điều kiện chăm sóc tốt hơn.

Nhưng mà tôi sẽ không kể gì thêm về vụ án chùa Bồ Đề. Tôi chỉ kể về Trang, người đồng nghiệp… kỳ dị và yêu dấu của tôi.

Người hiếm khi hiện tên đầy đủ trên mặt báo, vì các loạt bài điều tra tầm vóc của cô (từng đoạt nhiều giải thưởng báo chí) thường chỉ ký một bút danh phiếm chỉ: “Nhóm phóng viên”!

Tôi nghĩ Trang là một điều khó chịu của báo Phụ Nữ. Cô không phải chịu định mức bài vở và các ép buộc về thời sự như những phóng viên khác. Có những tháng, Trang mất tích (theo đúng nghĩa đen của từ này) trong mọi hoạt động liên quan đến tòa soạn, chỉ với lý do lãng nhách: “Em không cố làm được gì, dù chỉ là một bài báo còi!”.

Tôi nghĩ Trang là niềm tự hào đặc biệt của báo Phụ Nữ. Cô can đảm và trung thực, những đề tài điều tra của Trang là độc nhất vô nhị, khó điên người và quan trọng là luôn có tác động xã hội. Chúng tôi nhìn vào người đồng nghiệp luôn độc hành ấy để thấy kiêu hãnh về lý tưởng và nghề nghiệp của mình (dù rằng tinh thần ấy đã mai một ít nhiều trong đời sống báo chí hiện tại).

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Trang bước vào nghề báo đã sang năm thứ 12. Khi bước vào nghề, Trang không giắt lưng một mẩu kiến thức nào về phỏng vấn, điều tra, giật tít, theo đuổi nguồn tin hay lựa chọn lát cắt sự kiện… Cô chỉ có một lòng háo hức kỳ lạ và độ liều lĩnh hiếm thấy. Những bài báo khởi nghiệp của Trang mà tôi nhớ, là “úp sọt” một cán bộ Q.Thanh Xuân ăn tiền của dân, và vạch mặt một vị chánh án ở Bắc Ninh tống tiền bị can. Cả hai bài báo đầu tay ấy Trang đều nhập vai dân đen đi “chạy chọt”, chỉ nghe rã băng những đối đáp với kẻ “đầy tớ của dân” ấy đã là cả “tấn trò đời” với biết bao nhức nhối, nực cười và căm giận.

Cái cách xuất hiện của Trang trong bài viết, như một thứ giấy thử làm nổi màu những nhân cách tha hóa, đã cho tôi một hình dung thú vị về con đường dấn thân của người làm điều tra thực thụ.

Ở bất cứ đâu, việc gì khó nhất - xa nhất - nguy hiểm nhất, thì Trang xung phong đi và làm. Có lần đi công tác về sau một trận lũ quét, Trang ngồi gõ bài mà run bần bật, mặt mũi tái ngắt, đau đớn kích động và thất thần. Cô bảo, “em vừa dùng tay bới người chết. Những người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, vậy mà khi em bới họ ra, tất cả đã bầm dập rồi…”.

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Có những phóng viên tác nghiệp phải là điều kiện “salon máy lạnh”, với Trang là những chuyến phi xe máy đường trường giữa đêm khuya, giấc ngủ thắc thỏm trên xe đò, hoặc bó gối ngồi qua ngày bên một vạt núi lở chờ thông đường.

Dù ở nơi thâm sơn cùng cốc hay giữa lòng Hà Nội, Trang đã lần theo dấu những án oan, hoặc những vụ thảm sát cả gia đình để bắt cóc trẻ con đem bán, hoặc giải cứu những cô gái miền Tây bị chuyển bán ra Bắc cho một động mại dâm, hoặc cứu mạng cuộc đời của một bé gái bốn tuổi bị gã bố nuôi bệnh hoạn tra tấn hàng đêm như thời trung cổ…

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Ngoài những kỹ năng của một cây viết điều tra lọc lõi, Trang thường bám theo linh cảm và sự ngang bướng của chính mình cùng tấm lòng biết phẫn nộ trước những điều phi nghĩa và phi nhân đang ăn hiếp, lừa gạt, trục lợi trên những thân phận thấp cổ bé họng.

Thực ra trong nghề báo cũng đâu ít người giữ được sự phẫn nộ ấy. Nhưng nếu phải đánh đổi an toàn của mình, hoặc quá vất vả cực nhọc, hoặc được đổi chác từ những thỏa thuận sinh lợi - thì nhiều người có thể chọn im lặng, và Sự Thật vĩnh viễn câm nín như một nấm mồ.

Nhưng Trang thì khác, cô sẽ đi đến cùng những gì mình tin với lương tâm trong sạch và lòng trung thực, bất chấp an nguy của chính mình, không xao động trước mua chuộc.

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Phía sau những bài báo của Thu Trang, đã có những số phận thay đổi hoàn toàn, những con người được cứu sống hoặc làm lại cuộc đời. Và ngay cả khi bài báo đã in xong, những câu chuyện kể trên mặt báo cứ sóng sau đè sóng trước, bạn đọc cũng đã quên - thì Trang vẫn chưa nỡ chia tay những nhân vật của mình. Vì họ khổ quá, nếu cô buông tay có thể họ sẽ phải quay lại nơi tăm tối mà cô vừa đưa họ ra. Nên Trang đành đi tiếp, như chị, như mẹ, như cha… để tìm cơ hội sống và học hành cho những đứa trẻ hoặc mồ côi, hoặc cha mẹ tù tội, hoặc thân thích còn lại của đứa trẻ ấy cũng đang tận khổ.

Trang nghèo, nhưng cô hào hiệp và rộng lòng, ngay kể cả còn vài chục ngàn trong túi cũng sẵn lòng vét hết đưa cho nhân vật mình vừa phỏng vấn.

Chẳng ai như cô, đi vào trại giam viết bài về tù nhân nữ. Mủi lòng vì họ nhớ thương con bơ vơ ngoài đời, sau đó cô tìm mọi cách để đưa những đứa con đi gặp mẹ. Rồi đi viết phóng sự về những đứa trẻ “mồ côi sống” (do cha mẹ đi tù, mất vì ma túy), sau đó “nặng nợ” đi xin học, lo học phí trang trải mấy năm cho đứa trẻ, lo xe cộ, nơi ăn chốn ở, tìm công việc để mấy chị em tạm nuôi nhau trong khi chờ mẹ ra tù.

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Trang viết blog, lập facebook - ở đó cô kể lại những thân phận khốn cùng mà cô gặp, những điều đau lòng và day dứt không nói hết được trong bất cứ bài báo nào. Và cô hỏi, có ai muốn cùng cô đỡ đần những thân phận ấy không?

Trong suốt tám năm qua, chỉ từ một ngôi nhà ảo của TỜ RANG (nick của cô trên mạng), đã có hàng tỷ đồng, hàng chục tấn gạo, mấy chục ngàn bộ quần áo ấm, biết bao sách vở và giày ủng… đã được thu gom và chuyển đến những em bé nghèo miền núi phía Bắc.

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Trên dưới trăm chuyến xe hàng cứu trợ ấy, Trang đều trực tiếp áp tải. Cô thu vén từ mua bán đồ, đóng gói, ngồi lên xe say nhừ mấy trăm cây số đường núi một bên dốc cao một bên vực sâu. Rồi dỡ hàng chia tận từng đồn biên phòng, từng cụm bản, quần áo quà bánh cũng được trao tận tay từng đứa trẻ.

Bao người hảo tâm suốt trong Nam ngoài Bắc, cả những Việt kiều đang sống ở nước ngoài, đều một mực tin rằng, tấm lòng của họ sẽ được đưa đến tận tay những người thực sự cần, sẽ không thất thoát dù chỉ một hạt gạo. Vì Trang sẽ thay họ làm điều ấy. Tận tâm và trung thực - như cách cô đã sống và làm nghề.

Chỉ bằng hồi đáp thương yêu từ cộng đồng, Trang và một nhóm bạn đã quyên góp xây dựng được khu nội trú tại huyện Điện Biên Đông- tỉnh Điện Biên. Mái ấm này đang nuôi dạy, chăm sóc gần 60 em nhỏ mồ côi và cơ nhỡ, cho các em học hành và tìm thấy gia đình mới của mình.

Cứ rảnh, Trang lại chạy lên Điện Biên Đông, trồng cây trồng hoa ở sân chơi cho bọn trẻ, làm tủ sách, sửa sang những đồ đạc hỏng, mua con giống để mái ấm làm trại chăn nuôi cho lũ trẻ vừa được lao động, vừa có điều kiện cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ở đó, có những đứa trẻ gọi Trang là Mẹ.

Trang sống đầy và ôm đồm, cõng việc thiên hạ như một kẻ “thừa hơi”. Người thân của Trang có lúc tủi thân vì bị chia sẻ những chăm sóc đáng lẽ họ được hưởng trọn vẹn. Bạn bè nhiều khi khó chịu mắng mỏ cô, vừa xót xa vừa giận dỗi: “Cứ đi lo cho người khác, cái thân mình thì sao?”.

Trang thường chẳng thanh minh gì, cũng không mảy may thay đổi những gì mình định làm. Cũng như cô chưa từng dừng lại khi có lời đe dọa vì cô nhúng mũi vào những khu vực điều tra nguy hiểm, “nếu làm tiếp, có thể sẽ không an toàn tính mạng”.

Cũng như cách cô thanh thản đẩy trả những phong bì dày cộm tiền mà “đương sự” mang đến để đổi lấy một sự im lặng. Trang, làm nghề trong sạch và “khùng điên”, bướng bỉnh cắm cúi đi hết con đường mình đã chọn, dù đầy chông gai.

Văn phòng Hà Nội ít người, thỉnh thoảng chúng tôi phải chia nhau đi những việc ngoại giao của tòa soạn, riêng Trang được miễn nhiệm vụ lễ tân. Vì cô sẽ ngồi thộn ra, kiên quyết không mở mồm nói gì, mặt sưng vù, hí hoáy nghịch điện thoại. Họa hoằn cô nói vài câu, thì nghe thường rất buồn cười và chả liên quan đến buổi trò chuyện.

Chang ai nhu Thu Trang cua bao Phu Nu...

Trang chỉ là chính mình, hớn hở, tinh khôn, đầy sức sống, bén sắc như dao khi cô đi lên núi, lúc ngồi giữa bạn bè và người thân, khi tiếp xúc với tội phạm hoặc gặp gỡ những nạn nhân tìm cô cứu giúp. Ở vị trí phụ trách văn phòng, tôi cất giấu Trang như báu vật, và cũng như cất giấu một “cục dấm dớ” không tiện khoe khi có khách lịch sự tới nhà.

Có thể Trang may mắn khi có một tòa soạn “dung túng” và tôn trọng mọi bất kham của cô. Những gì cô dốc sức làm, báo Phụ Nữ đã và sẽ dốc sức bảo vệ. Chúng tôi đặt lòng tin vào cô, ngay cả với những phác thảo đề tài mơ hồ và… điên khùng nhất.

Thật đáng yêu và lộn ruột biết bao, khi giữa những phóng viên ổn định như đàn ong chăm chỉ, thì “lòi ra” một chú bọ cánh cứng rực rỡ, nhiều sừng nhọn, thất thường và nhiều bí mật. Như Thu Trang-của-báo-Phụ-Nữ!

NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI