‘Họa vô đơn chí’: Mất điện thoại rồi vẫn cần cảnh giác?

18/09/2017 - 06:00

PNO - Dạo gần đây đang rộ lên “chiêu trò” mới: giả danh công an chiếm tài khoản iCloud. Đây là chiêu trò gì, và nó nguy hiểm như thế nào?

Đầu tiên phải nói sơ một chút về khái niệm iCloud dành cho các bạn chưa biết. iCloud là dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Apple để sao lưu, đồng bộ hình ảnh, video, danh bạ,... giữa các thiết bị như iPhone, iPad. iCloud còn giúp định vị iPhone, iPad, khóa thiết bị khi bị mất cắp, xóa dữ liệu trên thiết bị từ xa.

Vậy nó liên quan gì đến chiêu trò giả danh công an? Theo diễn biến được các thành viên chia sẻ qua Facebook mấy ngày qua, trong trường hợp iPhone của bạn bị mất, vì lý do nào đó một số người đã mạo danh công an để tra hỏi bạn thông tin và lừa cho bạn nghĩ rằng bạn sắp nhận lại điện thoại trong khi mục đích chính là để bạn khai ra mật khẩu iCloud.

‘Hoa vo don chi’: Mat dien thoai roi van can canh giac?
 

Có trường hợp là điện thoại bị mất có cài passcode (mật khẩu số để mở khóa iPhone), thiết lập tự động khóa màn hình sau 30 giây và bị mất hơn một tháng nhưng người “mạo danh” công an vẫn có được các số điện thoại người thân để gọi. Liệu có gì bất thường ở đây?

Đầu tiên, có một điều bạn cần biết đó là mật khẩu số bảo vệ iPhone thực sự không an toàn. Hiện nay hacker đã “chế” được chiếc máy để dò được mật khẩu vượt qua được bước này, từ đó có thể truy cập sâu vào trong danh bạ, email,… để có được các thông tin cá nhân của bạn.

Nắm được các thông tin này, “kẻ mạo danh công an” sẽ gọi trực tiếp đến bạn để “thông báo” đã tìm được điện thoại, hẹn đi lên trụ sở công an để nhận lại.

Có trường hợp do sợ tính hay quên của mình nên nhiều bạn chỉ xài một mật khẩu duy nhất cho mọi loại tài khoản từ iCloud, Gmail,… 

Chính sự vô tình tiết lộ mật khẩu cho “công an dỏm” có thể làm bạn mất nhiều hơn một chiếc điện thoại, đó là bị truy cập vào hộp mail đổi mật khẩu, hay rất nhiều vấn đề khác trong trường hợp kẻ xấu muốn khai thác triệt để.

Tuy nhiên, trước tiên bạn phải xác nhận một số thông tin cá nhân. Nhằm tạo niềm tin của bạn, “kẻ mạo danh” sẽ thông báo đây là cuộc gọi có ghi âm, và đọc một vài số điện thoại người thân để bạn thấy chính xác. Từ đó sẽ dần dần đặt ra nhiều câu hỏi đơn giản cho bạn, nhưng từ từ sẽ chuyển đến câu hỏi cuối cùng là mật khẩu iCloud.

Nếu bạn cung cấp đúng mật khẩu này để “xác nhận”, chúng dễ dàng đăng xuất tài khoản của bạn ra và bán lại máy cho người khác.

Khi đọc đến đây, bạn có thể cảm thấy bài viết hơi… dư thừa, bởi lẽ điện thoại đã mất thì đâu dễ gì tìm lại được. Có bị “lừa” thêm lần nữa thì… thôi cũng đâu có gì. Nếu mọi thứ chỉ đơn giản là chúng thoát iCloud để bán máy cho người khác thì thôi.

‘Hoa vo don chi’: Mat dien thoai roi van can canh giac?
 

Nhưng chẳng may sau khi mất điện thoại, bạn mua một chiếc iPhone khác và dùng chính cái iCloud đó là chuyện khác. Chúng có thể khóa tiếp chiếc máy bạn đang xài từ xa và có thể đòi tiền chuộc. Hiện tượng này không phải là hiếm với nhiều bạn bị mất tài khoản iCloud.

Nói rộng ra hơn, có trường hợp do sợ tính hay quên của mình nên nhiều bạn chỉ xài một mật khẩu duy nhất cho mọi loại tài khoản từ iCloud, Gmail,…

Chính sự vô tình tiết lộ mật khẩu cho “công an dỏm” có thể làm bạn mất nhiều hơn một chiếc điện thoại, đó là bị truy cập vào hộp mail đổi mật khẩu, hay rất nhiều vấn đề khác trong trường hợp kẻ xấu muốn khai thác triệt để.

“Họa vô đơn chí”, trong trường hợp bị mất điện thoại đã rất xui rồi, nhưng nếu gặp thêm tình trạng trên thì người dùng phải cần thật bình tĩnh để tránh bị lừa đảo và gặp thêm nhiều rắc rối.

An Nhiên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI