Hàng trăm ngàn tấn đường lạ đã tràn vào Việt Nam

27/05/2017 - 14:00

PNO - Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, có tới hàng trăm ngàn tấn đường HFCS (High Fructose Corn Syrup), từ Trung Quốc đưa về Việt Nam, đang có mặt trong các loại bánh kẹo, nước giải khát…

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, có tới hàng trăm ngàn tấn đường HFCS (High Fructose Corn Syrup), từ Trung Quốc đưa về Việt Nam, đang có mặt trong các loại bánh kẹo, nước giải khát… đường lạ đe dọa

Hàng tram ngàn tán duòng lạ dã tràn vào Viẹt Nam
Đường lạ từ Trung Quốc có nhiều trong các sản phẩm bánh kẹo trôi nổi trên thị trường.

Các chuyên gia cho biết đường HFCS là hợp chất sinh-hóa học chiết xuất từ lõi cây bắp, thường là bắp biến đổi gien (GMO). Quan sát bằng mắt thường, đường HFCS giống đường cát nấu lỏng, đặc sánh như si-rô nên còn gọi là si-rô bắp.

Một doanh nghiệp (DN) chế biến đường cho biết, dù là sản phẩm được phép sử dụng nhưng toàn bộ quy trình chế biến HFCS đều dùng hóa chất để thủy phân, phần lớn là các loại “xút” (NaOH) để lắng đọng đường, rồi có các chất tẩy trắng. Do đó, đường HFCS thuộc danh sách đường hóa học chứ không phải là đường tự nhiên. 

Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, cho biết: “Đường lỏng HFCS nhập về nhiều từ Trung Quốc nhưng chưa có đơn vị chức năng nào ở ta nghiên cứu, đánh giá tác động đến mức độ an toàn đối với người sử dụng”.

Song, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra: dùng HFCS với liều cao và thường xuyên có thể gây tổn thương gan, tăng nhiễu loạn hấp thu, tăng cân, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư... Vì vậy, người tiêu dùng tại nhiều nước trên thế giới rất e dè với loại đường này.

Điều đáng nói là đường này đã có mặt ở Việt Nam với con số khổng lồ. Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam, số liệu nhập khẩu từ hải quan cho thấy đã lên hàng trăm ngàn tấn. 

Nhiều nhà sản xuất vì muốn giảm chi phí sản xuất cũng đã chuyển sang dùng loại đường này thay vì đường mía. Các DN trong ngành đường Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, các nhà sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… trong nước đã giảm mua từ 40-50% lượng đường cát về chế biến.

Đánh bật đường mía trong sản xuất bánh kẹo

Sau khi tấn công vào thị trường Việt Nam, đường này được bán cho các DN lớn chuyên sản xuất bánh kẹo hoặc các cơ sở kinh doanh hóa chất phụ gia.

Qua khảo sát của phóng viên, tại các cửa hàng, siêu thị của TP.HCM, nhiều bánh kẹo, nước giải khát của DN có thương hiệu, như C, THP... thành phần ghi trên nhãn đều có đường HFCS.

Song đáng lưu ý là hầu hết DN đều không ghi rõ hàm lượng. Thậm chí có thương hiệu chỉ ghi là “đường” hoặc “GFS” (viết tắt của đường bắp - tiếng Đức) chứ không ghi rõ là đường HFCS.

Nếu như người mua có thể nhìn nhãn của các sản phẩm có thương hiệu để cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm có đường HFCS thì với những sản phẩm bánh kẹo trôi nổi, khách hàng chỉ “hên-xui”.  

Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều cơ sở kinh doanh hóa chất, phụ gia (Q.12, TP.HCM), đường HFCS được chào với giá 17.000đ/kg, rẻ hơn đường cát trắng bán lẻ 2.000-3.000đ/kg. Nhiều người bán bật mí: “Hầu hết, đường này đều được nhập từ Trung Quốc, kể cả khi bao bì ghi nhà sản xuất là “D.S” (Hàn Quốc)”. (?!)

Nhập nhiều - vì sao?

Lý giải vì sao đường HFCS được nhập về ồ ạt, ông Nguyễn Hải nói: “Đường HFCS hiện không bị áp hạn ngạch”. Lý do nữa là còn vì thuế nhập khẩu loại đường này là 0% khiến giá bán rẻ hơn đường trắng trong nước. Ngoài ra, đường ở dạng lỏng, độ ngọt cao, dễ chế biến nên nhà sản xuất thực phẩm rất chuộng. 

Tình trạng hóa chất, phụ gia thực phẩm trôi nổi trên thị trường đã là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng từ nhiều năm nay.

Cùng với thực tế này, hàng trăm ngàn tấn đường HFCS được nhập khẩu chính ngạch, diễn ra ít nhất suốt một năm qua. Sản phẩm này vào Việt Nam mà như qua nhà không cửa, không cơ quan nào kiểm soát, đánh giá mức độ an toàn đối với người sử dụng; người dân thì vô tư dùng các sản phẩm chứa đường này mà không cân nhắc gì.

Lúc này, các cơ quan liên quan bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng ở đâu? 

Đăng Thư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI