Được tăng lương, bạn điều chỉnh chi tiêu ra sao để không 'bóc ngắn cắn dài'?

18/08/2017 - 14:00

PNO - Khi lương được tăng, bạn dễ dàng bị ngợp trước con số mới và có thể rơi vào tình trạng vung tay quá trán. Hậu quả là mức chi tiêu còn vượt quá cả số tiền dôi thêm.

Khi lương được tăng, bạn dễ dàng bị ngợp trước con số mới và có thể rơi vào tình trạng vung tay quá trán. Hậu quả là mức chi tiêu còn vượt quá cả số tiền dôi thêm.

Nhưng ngược lại, cũng có những người vẫn giữ nguyên thói quen sinh hoạt tằn tiện dù thu nhập đã cải thiện. Điều này cũng không hẳn là tốt, theo chuyên gia tài chính Ramit Sethi và chuyên gia về nợ Rod Ebrahimi, CEO của ReadyForZero.

Câu hỏi đặt ra là làm sao để thích ứng với sự thay đổi của thu nhập một cách khoa học và hợp lý? Cả hai vị chuyên gia này đều có những lời khuyên rất thú vị.

Duoc tang luong, ban dieu chinh chi tieu ra sao de khong 'boc ngan can dai'?
 

Tính toán kế hoạch tài chính trước khi tiêu tiền

Bạn vừa được tăng lương, hoặc bất ngờ được hưởng một khoản tiền lớn. Thật tuyệt, nhưng đừng vội cầm tiền đi tiêu. Ông Ebrahimi khuyến nghị bạn nên "tạm hoãn sự sung sướng lại” để bình tâm tính toán về các kế hoạch tương lai trước.

"Điều quan trọng nhất là đừng vội điều chỉnh lối sống của mình chỉ vì bạn vừa được tăng lương. Đừng bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời để củng cố an toàn tài chính cho cả gia đình bạn trong tương lai”.

Tuy nhiên, lời khuyên của nhiều chuyên gia về việc "Kiếm được bao nhiêu, gửi hết vào ngân hàng” cũng không còn thực tế nữa. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền hơn thì có tiêu nhiều hơn cũng là chuyện hợp tình", ông Sethi lưu ý.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ cân bằng. Khi bất ngờ dư dả, hãy trích ra những khoản tiền hợp lý dành cho các mục tiêu lớn như tích lũy nghỉ hưu, bảo hiểm, tài khoản dự phòng khẩn cấp, đầu tư… Số còn lại, bạn có thể an tâm tưởng thưởng cho sức lao động của mình.

Hãy lập một quỹ dự phòng khẩn cấp

Một yếu tố then chốt của an toàn tài chính cá nhân chính là chuẩn bị cho tương lai. Vì thế, bạn nên mở một tài khoản dự phòng khẩn cấp trước khi tiêu bất cứ khoản tiền mới nhận nào.

Xu hướng tự nhiên của chúng ta khi có tiền là đi trả nợ và thanh toán hóa đơn cũ ngay lập tức. Song quan điểm của ông Ebrahimi là hãy chuẩn bị cho tương lai của mình trước, vì đó mới là yếu tố khó lường.

Số tiền cho vào quỹ dự phòng nên tương đương với tối thiểu 3 tháng sinh hoạt phí của bạn, nhưng 6 tháng là lý tưởng nhất. Điều này có nghĩa là kể cả bạn mất thu nhập trong 3-6 tháng thì vẫn không đến nỗi khánh kiệt.

Tuy nhiên, quỹ khẩn cấp này chỉ được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp đúng nghĩa, như là mất việc, ốm đau, xe cộ hỏng nặng…

Xu hướng tự nhiên của chúng ta khi có tiền là đi trả nợ và thanh toán hóa đơn cũ ngay lập tức. Song quan điểm của ông Ebrahimi là hãy chuẩn bị cho tương lai của mình trước, vì đó mới là yếu tố khó lường.

Chi trả các khoản nợ lớn, lãi cao

Sethi là người tích cực ủng hộ việc tự động trích lập các khoản chi từ tài khoản, từ việc chuyển tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm cho đến thanh toán nợ tín dụng. Hệ thống của ông đơn giản đến khó tin và hoạt động dựa trên cơ sở %.

Lấy ví dụ, 5% thu nhập tháng để trả nợ thẻ tín dụng, 5% để thanh toán chi phí sinh hoạt hàng ngày…

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có nhiều khoản vay nợ khác nhau, hãy nhắm đến những khoản vay nợ có lãi suất cao trước. Việc này sẽ giúp giảm nhẹ áp lực tài chính về lâu dài cho bạn.

(theo )

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI