Tội phạm chiến tranh uống thuốc độc tự sát ngay tại phiên tòa

30/11/2017 - 13:36

PNO - Slobodan Praljak, nguyên tướng lĩnh Croatia, hôm 29/11 xuất hiện trước tòa án The Hague để kháng cáo bản án tội phạm chiến tranh kéo dài 20 năm, đã uống thuốc độc mà ông mang theo để tự tử.

Khi tòa tuyên bố giữ nguyên hình phạt, Praljak đã hét lớn “Tôi không phải là tội phạm chiến tranh!” và lấy từ trong túi một chai chất lỏng màu đen, uống trong sự bất ngờ của hội đồng xét xử.

Sự việc này làm dấy lên nghi vấn, tại sao có thể dễ dàng đưa chất lỏng qua hệ thống an ninh.

Cơ quan an ninh hiện vẫn chưa rõ Praljak, tù nhân 72 tuổi, đã có được chất độc bằng cách nào khi ông ta đang thụ án 20 năm trong một nhà tù biệt giam của LHQ, và mỗi lần đều đến tòa trên một xe thùng kín mít.

Hình ảnh sốc: Slobodan Praljak, 72 tuổi, hét lên: "Tôi không phải là tội phạm chiến tranh!" và uống thứ nước sẫm màu từ một lọ nhỏ giấu trong túi tại phiên xét xử của Toà án Tội ác Chiến tranh Nam Tư (ICT) ở The Hague, Hà Lan

 Praljak nói: "Tôi đã uống thuốc độc, tôi không phải là một tội phạm chiến tranh và tôi phản đối bản án này”.

Toi pham chien tranh uong thuoc doc tu sat ngay tai phien toa
Slobodan Praljak (giữa) bước vào phiên tòa hôm 29/11 để nghe phán quyết việc kháng cáo.

Luật sư nổi tiếng người Serbia Toma Fila nói rằng thật dễ dàng mang chất độc vào tòa án, ông cho biết kiểm tra an ninh đối với các luật sư và nhân viên tòa án cũng giống như thủ tục kiểm tra ở sân bay.

Theo đó, nhân viên an ninh chỉ kiểm tra các vật thể bằng kim loại và tịch thu điện thoại di động, còn thuốc viên và một lượng nhỏ chất lỏng thì không phải đăng ký.

Toi pham chien tranh uong thuoc doc tu sat ngay tai phien toa
Các bạn tù Bruno Stojic và Milivoj Petkovic, ngồi ở hai bên chính trị gia Croatia, ngạc nhiên trước hành động của Praljak

Ông Praljak là một trong sáu chính trị gia người Croatia đã bị kết án tù vì dính líu đến chiến dịch xua đuổi người Hồi giáo khỏi Croatia - một nhà nước nhỏ ở Bosnia đầu thập niên 1990.

Trước khi thẩm phán Carmel Agius ngừng phiên tòa và đóng cửa tòa án, luật sư của ông Praljak hét lên "thân chủ của tôi uống thuốc độc”.

Không lâu sau khi ông Praljak uống chất lỏng nghi là chất độc, các đội cứu thương đã có mặt tại hiện trường và một chiếc trực thăng xuất hiện.

Toi pham chien tranh uong thuoc doc tu sat ngay tai phien toa
Một số nhân viên cứu hộ khẩn cấp đội mũ bảo hiểm và đeo bình oxy trên lưng, vội vã chạy vào tòa nhà trong khi các quan chức tòa án kêu gọi mọi người bình tĩnh.

Nenad Golcevski, một phát ngôn viên của tòa án sau đó xác nhận ông Praljak đã chết sau khi "uống một chất lỏng trong phiên tòa và ngã gục”.

Ông Golcevski nói thêm: "Một trong số sáu bị cáo đã qua đời ngày hôm nay tại bệnh viện HMC ở The Hague”, dù đã được bệnh viện hết lòng cứu chữa.

Kênh truyền hình quốc gia Croatia cho biết ông Praljak qua đời tại một bệnh viện ở Hà Lan. Thủ tướng Croatia Andrej Plenković xác nhận tin này và bày tỏ lời chia buồn với gia đình người quá cố.

Toi pham chien tranh uong thuoc doc tu sat ngay tai phien toa
Thời khắc ông Praljak uống thuốc độc tại tòa ICT

Thẩm phán Agius của phiên tòa ITC tuyên bố tòa án trở thành hiện trường phạm tội khi ông tuyên bố nối lại các phiên xét xử.

Cảnh sát Hà Lan bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến lỗ hổng giúp phạm nhân Praljak có được thuốc độc.

Toi pham chien tranh uong thuoc doc tu sat ngay tai phien toa
Chính trị gia Praljak, một vị tướng trong Quân đội Croatia, chỉ huy các lực lượng Bosnia Croat còn được gọi là HVO từ tháng 7 đến tháng 11/1993.

Slobodan Praljak, 72 tuổi, sinh tại Capljina, một thị trấn nhỏ ở Bosnia-Herzegovina gần biên giới Croatia.

Sau nhiều năm sản xuất phim và truyền hình, làm giảng viên tại Zagreb, ông gia nhập quân đội Croatia năm 1991 và thăng tiến đến cấp thiếu tướng.

Tháng 3/1992, ông trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Croatia và sau đó được giao đứng đầu Ủy ban Nhà nước Croatia về Quan hệ với lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ (UNPROFOR).

Toi pham chien tranh uong thuoc doc tu sat ngay tai phien toa

Ông Praljak bị buộc 9 tội danh vi phạm nghiêm trọng công ước Geneva, bao gồm cố ý giết người, đối xử vô nhân đạo (tấn công tình dục), trục xuất trái phép và khủng bố thường dân.

Ông ta còn bị kết án tám tội ác chống lại loài người, trong đó có đàn áp về chính trị, sắc tộc và tôn giáo, giết người, hãm hiếp, trục xuất, hành động vô nhân đạo và bỏ tù người dân.

Thanh Vân (Theo Daily Mail, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI