Thu thập trái phép dữ liệu người dùng, có phải Facebook chỉ là mạng giải trí vô hại?

21/03/2018 - 09:22

PNO - Từ lập trường của Facebook đối với nội dung cực đoan cho đến việc thu thập dữ liệu khổng lồ của người dùng, mạng xã hội này hiển nhiên đã trở nên một thế lực “thống trị”.

Facebook đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, khi bị tố đã để cho công ty Cambridge Analytica thu thập trái phép dữ liệu của 50 triệu người dùng mạng xã hội trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Thu thap trai phep du lieu nguoi dung, co phai Facebook chi la mang giai tri vo hai?

Theo đó, Facebook đã chi trả cho 270.000 người sử dụng mạng xã hội này để tham gia một cuộc khảo sát. Người dùng tải về ứng dụng có tên "thisisyourdigitallife" vào điện thoại thông minh của họ. Đây là ứng dụng nhằm kiểm tra, kiểm soát hành vi lướt Facebook.

Ứng dụng này còn tiếp cận và khai thác thông tin, hoạt động của những "người bạn" trong danh sách bạn bè của các người dùng đã tham gia khảo sát trên.

Kết quả, dữ liệu của 50 triệu tài khoản Facebook đã được thu thập, và chuyển cho Cambridge Analytica khai thác trái phép trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Cambridge Analytica là một đơn vị nghiên cứu người dùng, nhắm đến các nhà quảng cáo và dịch vụ dữ liệu cho chính trị gia và khách hàng doanh nghiệp. 

Sau khi bê bối này bị phanh phui, Facebook lập tức mất 40 tỷ USD, bản thân ông chủ hãng này là Mark Zuckerberg mất 4,9 tỷ USD trong khi giữ im lặng một cách khó hiểu.

Các nhà lập pháp Anh và Mỹ đang gây sức ép buộc Facebook giải trình về bê bối này. Đồng thời, nhiều ý kiến kêu gọi Mark Zuckerberg từ chức vì xử lý khủng hoảng chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp.

Bê bối này một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về các rủi ro và nguy cơ cho những người sử dụng mạng xã hội lớn nhất hành tinh. 

Dưới đây là bài viết của tờ Guardian, phân tích các khía cạnh "không hề vô hại" của Facebook.

Thu thap trai phep du lieu nguoi dung, co phai Facebook chi la mang giai tri vo hai?
Mark Zuckerberg chạy bộ ở Berlin cùng các vệ sĩ của mình năm 2016 - Ảnh: EPA

Vụ tiết lộ công ty Cambridge Analytica từng khai thác dữ liệu của 50 triệu hồ sơ trên Facebook để nhắm đến cử tri Mỹ thực sự đáng sợ. 

Facebook – không thể vô can trong câu chuyện của Cambridge Analytica.

Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, được mời đến giảng dạy tại Harvard mà không bị nghi ngờ gì. Trong khi đó, công ty của ông ta điều khiển dòng thông tin tới hàng tỷ người, khuyến khích thói quen mua bán, ý kiến ​​mua hàng nhất định và theo dõi sự tương tác của mọi người.

Hiện nay, Facebook đã phát triển đến mức nắm dữ liệu chi tiết về người dùng hơn một phần tư dân số địa cầu. Zuckerberg và Facebook đã tránh được trách nhiệm trong một thời gian, nhưng nay, chính phủ các nước cần phải nghiêm túc trong việc đối phó với Facebook.

Công ty Cambridge Analytica tiết lộ “đã chi một triệu USD để thu thập hàng triệu hồ sơ Facebook”.

Vấn đề đặt ra là, liệu những mạng xã hội như Facebook và Twitter nên được phân loại như các nền tảng trực tuyến hay những người xuất bản thông tin?

Facebook được coi như thể đơn giản chỉ là một đường dẫn thông tin, có nghĩa là  nó không phải chịu trách nhiệm về nội dung người dùng chia sẻ với nhau.

Năm 2014, Iain MacKenzie, người phát ngôn của Facebook, tuyên bố: "Tất cả các nội dung trên Facebook đều có tùy chọn ‘report’ (báo cáo) giúp nhóm hoạt động người dùng có thể tăng cường rà soát nội dung. Ngoài ra, cá nhân có thể ‘block’ (chặn) bất cứ ai làm phiền họ, đảm bảo để những kẻ đó không thể quấy rối họ được nữa. Facebook khắc phục các vi hành nguy hiểm thông qua kết hợp của cơ chế xã hội và các giải pháp công nghệ phù hợp để tạo cơ hội trực tuyến trên quy mô lớn”.

Tuy nhiên, công ty lảng tránh về số lượng người điều hành làm việc cho mình, cách thức họ làm việc và cách ra quyết định.

Ban đầu là một đường lối cứng rắn đối với các nội dung cực hữu, mới đây Facebook đã gỡ bỏ trang Britain First (Nước Anh trước hết) khỏi trang web, nhưng bản thân Facebook vẫn chống lại các nỗ lực pháp lý muốn điều chỉnh nội dung của nó.

Những nội dung mà người dùng xem được là do một thuật toán (có thể thay đổi không cần báo trước) định đoạt, tác động trực tiếp lên các chính phủ, hoặc doanh nghiệp vốn dựa vào Facebook để tìm kiếm doanh thu.

Tháng 2/2018, trang web 4 năm tuổi LitteThings phải đóng cửa sau khi Facebook quyết định ưu tiên bài viết của người dùng liên quan đến nội dung của nhà xuất bản thông tin. Hậu quả là hơn 100 người mất công ăn việc làm.

Facebook không phải là tác nhân duy nhất khiến cho LittleThings sụp đổ, nhưng những người làm việc cho trang web này nói rằng họ không còn nơi nào để đi sau khi thuật toán thay đổi.

Đó không phải là thí dụ duy nhất. Năm 2013, lượng truy cập của Upworthy, trang web chuyên đưa những tin hot trên mạng, giảm đi một nửa, sau khi Facebook thay đổi thuật toán.

Thu thap trai phep du lieu nguoi dung, co phai Facebook chi la mang giai tri vo hai?
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Mark Zuckerberg tại Đại học Stanford, California, năm 2016 - Ảnh: Bloomberg/Getty Images

Sự thống trị của Facebook có ảnh hưởng tới mức các ấn phẩm liên tục phải thay đổi để theo kịp với chiến lược thay đổi của nền tảng này. Tổng biên tập trang mạng Wired, Nick Thompson, gần đây nói với Digiday về nỗi sợ hãi đối với sự can thiệp của Facebook.

Nguyên nhân một phần là do Facebook tạo ra cơ chế "bọt khí lọc". Cơ chế này bị chỉ trích vì ưu tiên các nội dung người dùng sẽ thích, khiến tin tức mà người dùng đọc trở nên kém đa dạng. Ngôi sao cánh hữu mới của Italia, Matteo Salvini, từng lên tiếng cảm ơn Facebook vì đã góp phần vào kết quả bầu cử gần đây của nước này.

Ngay cả khi chúng ta muốn né tránh Facebook và bảo vệ dữ liệu của mình, cũng không phải là việc dễ dàng.

Theo Roger McNamee, một nhà đầu tư thời kỳ đầu của Facebook, công ty này sử dụng các kỹ thuật trong tuyên truyền và cờ bạc để thúc đẩy chứng nghiện tâm lý của người dùng, chẳng hạn như thông báo liên tục và nhiều phần thưởng thay đổi.

Sau khi người dùng ‘cắn câu’, Facebook có thể thu thập được từ họ một lượng dữ liệu khổng lồ. Điều đáng ngạc nhiên và cũng đáng lo lắng là các dữ liệu có nguồn gốc Facebook là những hồ sơ người dùng căn cứ trên thông tin dường như vô hại.

Bộ nhớ cache dữ liệu khổng lồ của Facebook phát triển cùng với việc công ty này mua lại các đối thủ cạnh tranh. Nick Srnicek, tác giả cuốn Platform Capitalism (Chủ nghĩa tư bản nền tảng), nói rằng: "Facebook hoạt động như một công ty độc quyền kinh điển: họ mua đứt các đối thủ cạnh tranh như Instagram, Snapchat”. Tất cả những điều này được kết hợp với việc quét dọn các dữ liệu của chúng ta đang sử dụng để xây dựng hào sâu bảo vệ doanh nghiệp của họ".

Giờ có thể đã tới lúc bắt đầu coi Facebook là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, đặc biệt là bởi vì những người có hồ sơ Facebook không phải là khách hàng của công ty này: họ chính là sản phẩm mà Facebook bán cho các nhà quảng cáo.

Thanh Vân (Theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI