Chuyện ở ven sông

19/10/2015 - 07:21

PNO - Nhiều năm rồi, chị không về thăm quê. Từ hồi lấy chồng xa xứ, một năm đôi lần chị về dịp giỗ chạp, tết nhất.

Chị về tới quê lúc xế chiều. Kêu taxi dừng cách nhà mình một quãng, chị kéo vali, đi bộ chậm rãi theo con đường dọc bờ sông. Giờ này, sông như được khoác một tấm voan mỏng, lại rắc thêm chút tro dày dần để che bớt ánh tà huy chói lọi trước khi khuất hẳn.

Ngày trước, những buổi chiều đi học về chị thường lững thững đi dọc bờ sông một lúc rồi mới về nhà. Làn sương chiều phủ trên sông cộng với tầng tầng lớp lớp mây trời làm chị có thể nhìn thẳng vào mặt trời một cách dễ dàng, từng tia sáng lộng lẫy của nó xuyên qua mây xám mới tuyệt làm sao!

Nhiều năm rồi, chị không về thăm quê. Từ hồi lấy chồng xa xứ, một năm đôi lần chị về dịp giỗ chạp, tết nhất. Có khi đi cùng với chồng, cũng có khi, chị về một mình với con gái. Từ khi má mất, chị càng ít về.

Năm nay, không báo trước, chị về nhà chuẩn bị giỗ má. Đang gặp những muộn phiền trong cuộc sống vợ chồng, chị muốn đi một mình cho thong thả, để nghĩ cách mà xử sự cho vẹn toàn.

Con đường nhỏ ven sông trước đây đầy cát, sình, cỏ dại, trồi sụt hụp hưởi từng bước chân người… giờ được phủ bê tông, sạch sẽ. Con đường chỉ lát bê tông bề ngang độ hơn mét, hai bên cỏ mọc chen chúc.

Những bông sài đất cánh vàng, bông xuyến chi cánh trắng xôn xao trên đám lá xanh. Thi thoảng lại thấy những mảng đường bê tông nứt gãy do rễ dừa rễ nhãn trong vườn đội lên, và khách di chuyển trên đường bằng xe máy có khi phải cúi mình né một tàu lá chuối hay mấy chùm xoài treo lơ lửng.

Chuyen o ven song
Ảnh: Khắc Hiếu

Bước chân chị vấp một cái rễ trồi lên mặt đường. Hình như người ta cố tình lát đường mỏng so với dự tính ban đầu, chắc là cho cây thở! Chị lau mồ hôi, nhìn quanh tìm kiếm cái quán nước của người bạn học chung lớp ngày xưa.

Bà mẹ bán nước trà, kẹo đậu, bánh phồng… người cha chở đò ngang rước khách. Cô bạn có cái tên nghe thiệt não nùng: Nguyệt Nga. Tên đẹp mà người cũng đẹp, bởi vậy từ lúc Nguyệt Nga học cấp II, quán nước bên bến sông của nhà cô đã luôn tấp nập người qua lại.

Mỗi người ngang đây đều ghé vào, khi uống ly nước, khi ăn chén chè. Nơi đó cũng từng chứng kiến bao nhiêu mối tình học trò vụng dại khó lòng quên được trong một đời người.

Có những cô cậu rủ nhau vào quán uống nước, nói chuyện với nhau bằng… cán muỗng. Tức lấy cái muỗng chấm nước rồi vẽ chữ hay ký hiệu lên mặt bàn. Kín đáo mà công khai. Vui buồn cũng từ những vệt nước đọc xong là khô liền đó.

Quán nước bây giờ vẫn còn nhưng sao hiu hắt như ánh mắt người cô phụ. Từ ngày có chiếc cầu bắc ngang thay cho bến đò xưa, lũ trẻ ít lui tới vì lẽ có cầu rồi, chúng đi học bằng xe đạp, nhanh hơn.

Chương trình học mỗi lúc mỗi dày hơn, cuốn hết thời gian của chúng, nên hiếm có được phút giây thơ mộng uống nước ăn chè và tỏ tình bằng những chiếc muỗng như lớp cha mẹ chúng khi xưa.

Chị kéo vali đi nhanh tới quán nhỏ. Hình như lâu lắm rồi, quán không được sửa sang, mái lá đã cũ lắm. Chỉ khác chăng người trong quán, khi xưa là bà mẹ già, giờ còn mỗi người phụ nữ trung niên giống như bà chủ quán ngày xưa.

Chủ quán nhướng mày nhìn khách rồi bật dậy, hỏi lia lịa, như sợ không nói sẽ quên: “Nghi đó hả? Mới về hả? Đám giỗ bác Hai sắp tới rồi hả… Mèng ơi…”. Khách cười dịu dàng, kéo túi lấy ra cho bạn một gói quà: “Tui để dành tặng cho bà nè”. Lọ dầu, chai thuốc bổ, chiếc áo lụa, khăn quàng cổ, mấy cái áo pull cho con trai… những thứ mà mỗi khi rảnh rỗi, nghĩ tới bạn, chị lại lăng xăng đi mua sắm.

Chị cầm ly nước bạn mời, ngắm nhìn bạn, tự nhiên thấy trái tim mình nhói lên một chút. Người xưa đẹp não nùng, còn nay…

Nguyệt Nga lấy chồng sớm.

Khi nhiều bạn bè bắt đầu rời làng quê đi học xa nhà, hoặc tìm học một nghề nghiệp nào đó để có thể “trụ” trên cõi đời này, thì Nguyệt Nga phải đi lấy chồng. Chồng là Thạnh, tánh tình rộng rãi xởi lởi, làm nghề trồng, uốn cây kiểng. Nga chưa yêu, nhưng không thể cãi lời cha.

Trước ngày đàng trai qua “coi mắt”, ông còn dặn con: “Ráng mà cư xử cho đúng mực theo lời cha dạy. Con gái như hũ mắm treo đầu giàn, sơ sẩy chút là cả nhà thúi hoắc. Tao với má mày, hồi đó cũng nội ngoại hai bên thấy vừa mắt là cưới, rồi cũng sống với nhau năm bảy mặt con. Coi đi, gần ba chục năm rồi…”

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.