Tăng phí dịch vụ ATM, ngân hàng đang đi ngược chủ trương của Chính phủ

07/03/2018 - 16:00

PNO - Gần đây, nhiều ngân hàng (NH) lại tăng phí dịch vụ ATM cùng nhiều loại phí giao dịch.

Các chuyên gia lo ngại, thói quen sử dụng tài khoản thay cho tiền mặt mà Nhà nước đã nỗ lực xây dựng suốt thời gian qua sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng do việc tăng mức thu và loại phí trên thẻ ATM.

Tang phi dich vu ATM, ngan hang dang di nguoc chu truong cua Chinh phu
 

Hiện khách hàng đang phải chịu mức phí dịch vụ ATM tăng dần. Chẳng hạn, trước đây Vietcombank thu phí SMS banking chỉ 8.800 đồng/tháng thì nay tăng lên 11.000 đồng/tháng; chuyển tiền trong cùng hệ thống NH qua ứng dụng internet banking trước đây được miễn phí thì nay phải tốn từ 2.200 - 5.500 đồng/giao dịch.

Theo quy định của NH Nhà nước, thẻ ATM có sáu loại phí cơ bản (phí phát hành thẻ, thường niên, rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin tài khoản, in sao kê). Người dùng thường phải chịu hai loại phí cố định (phí thường niên và phí phát hành), các phí còn lại khi sử dụng mới trả.

Thẻ ATM mở ra ngày càng nhiều nhưng người dân dùng để rút tiền là chính, số người dùng thẻ ATM để thanh toán chỉ chiếm 15%.

Đa số người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt và thói quen này rất khó bỏ. Nay, các NH lại tiếp tục tăng phí dịch vụ thì sẽ có không ít người quay lưng lại với việc dùng thẻ ATM. 

Tuy nhiên, thực tế, mỗi thẻ ATM hiện nay đang gánh hàng chục loại phí. Chẳng hạn, nếu sử dụng thẻ của Agribank, khách hàng phải chịu khoảng 25 loại phí giao dịch, tùy theo giao dịch trong hay ngoài hệ thống NH; BIDV thu khoảng 20 loại phí trên thẻ tín dụng quốc tế và 16 loại phí trên thẻ ghi nợ quốc tế; Techcombank thu khoảng 13 loại phí; Vietcombank cũng thu gần 20 loại phí… 

Tiến sĩ Doãn Hữu Tuệ - chuyên gia cao cấp tài chính NH - nhận định: chỉ còn hai năm nữa (năm 2020) là kết thúc Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có mục tiêu đến năm 2020, 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Thay vì khuyến khích người dân sử dụng thẻ ATM thì các NH đang khiến người dân “sợ” dùng thẻ. Như vậy, các NH đang đi ngược lại chủ trương của Chính phủ. 

Ông Tuệ cũng cho rằng,  thẻ ATM mở ra ngày càng nhiều nhưng người dân dùng để rút tiền là chính, số người dùng thẻ ATM để thanh toán chỉ chiếm 15%. Đa số người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt và thói quen này rất khó bỏ. Nay, các NH lại tiếp tục tăng phí dịch vụ thì sẽ có không ít người quay lưng lại với việc dùng thẻ ATM. 

“Với người có điều kiện, việc trừ vài chục ngàn đồng trong tài khoản có thể không là vấn đề lớn, nhưng đối với công nhân, người dân lao động là cả vấn đề. Nếu coi ATM là công cụ chính sách của Chính phủ nhằm hạn chế việc dùng tiền mặt, tạo thuận lợi trong quản lý, minh bạch dòng tiền thì trong giai đoạn này, các NH không được tăng phí ATM.

Không luật nào cấm NH thu hoặc tăng phí dịch vụ, nhưng quan trọng là tăng vào thời điểm nào cho hợp lý. Chỉ nên tăng khi 100% người dân đã quen với việc sử dụng thẻ hoặc quen thanh toán không dùng tiền mặt ” - tiến sĩ  Doãn Hữu Tuệ nói. 

Khách hàng “né” phí dịch vụ

Sau khi một số NH tăng phí giao dịch, không ít quyết định đến phòng giao dịch rút hết tiền rồi dự trữ trong túi hoặc mua vàng để dành. Một số người thì rút tối đa số tiền cho phép thay vì chỉ rút một ít khi cần xài.

Sau khi mua hàng, thay vì chuyển tiền qua internet banking, một số người cũng trả tiền mặt để đỡ tốn phí; thậm chí, có khách hàng còn rút tiền mặt qua thiết bị chấp nhận thẻ (POS/mPOS) để đỡ tốn phí rút tiền. 

Thanh Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI