Bị ung thư giai đoạn cuối, một phụ nữ bất ngờ thay đổi suy nghĩ về cuộc sống

24/05/2018 - 14:42

PNO - Mỗi ngày, Claire Wineland trải qua nhiều giờ điều trị hô hấp, đó là thực tế của việc sống chung với căn bệnh u xơ nang giai đoạn cuối.

Một năm trước, Claire đã thề rằng cô sẽ không bao giờ trải qua đại phẫu để cấy ghép phổi, nhưng suy nghĩ của cô nay đã thay đổi.

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Claire sinh ra đã bị u xơ nang và cô mất một phần tư cuộc đời sống trong bệnh viện (ảnh của gia đình)

Nay cô gái 21 tuổi cùng mẹ mình, cô bạn thân Larissa và một con chó bull tên là Daisy đi từ Los Angeles đến San Diego.

Cô phải trải qua nhiều lần khám và xét nghiệm tại Trung tâm cấy ghép UC San Diego Health, để các chuyên gia đánh giá xem cô có phù hợp với việc ghép phổi hay không.

Claire cảm thấy thoải mái khi đối diện với căn bệnh mà cô đã biết hơn là phải đương đầu với cái gì đó không rõ ràng.

Cô thích tập trung vào lối sống có mục đích hơn là lo lắng về cái chết và tìm cách né tránh nó.

Claire cần ghép phổi mới, nếu không cô sẽ chết sớm, và bản thân cô chưa chấp nhận điều này. Câu hỏi duy nhất là liệu việc cô thay đổi thái độ đối với việc chữa trị có quá muộn hay không?

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Claire Wineland đang chờ đánh giá để được ghép phổi tại Trung tâm cấy ghép UC San Diego Health.

Cảm thấy như bị mắc kẹt

Từ lâu, Claire cố gắng vượt qua sự khó chịu về thể chất để có thể theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa. Năm 13 tuổi, tỉnh dậy sau 16 ngày hôn mê, cô đã hình dung ra một ý tưởng.

Nay hình dung đó đã thành hiện thực, với sự ra đời của Quỹ Place của Claire (CPF),  cung cấp hỗ trợ tài chính cho các gia đình có người thân bị u xơ nang.

Cô xuất hiện trong các video được lan truyền rộng rãi, nói về chủ đề cái chết và với một nụ cười tươi tắn. Từ khi lên 14 tuổi, Claire bước lên các diễn đàn và chinh phục khán giả với sự chính chắn hơn nhiều so với bạn đồng lứa, cô cũng không ngừng nuôi dưỡng tình yêu đối với những chuyến đi.

Claire kết thúc vòng diễn thuyết tại ba thành phố vào mùa thu năm ngoái khi căn bệnh viêm phổi buộc cô phải nhập viện ở Philadelphia trong hai tuần.

Các bác sĩ nói với cô Claire rằng cô không thể đi máy bay nữa. Họ cho biết phổi của cô có thể gặp nguy hiểm, và cô có nguy cơ tử vong trên máy bay. Các bác sĩ sợ rằng các túi khí trong phổi của cô sẽ nổ tung.

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Cơ thể của Claire rất khó thực hiện việc hô hấp nên cô phải tiếp nhận thêm khoảng 5.000 calo mỗi ngày và dựa vào một ống xông để hấp thụ calo khi ngủ.

"Cảm giác giống như khi bị đâm chết và máu sẽ ngừng chảy lên não”, các bác sĩ nói.

Cô mất ba ngày đi tàu về nhà và bắt đầu ổn định cuộc sống, đúng hơn là sống chung với bệnh tật.

Theo số liệu của Quỹ U xơ nang (CFF), căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 30.000 người ở Mỹ và hơn 70.000 người trên toàn thế giới.

Căn bệnh này gây ra tình trạng dư thừa chất nhầy, gây nhiễm trùng và chặn đường hô hấp trong phổi, gây khó khăn cho tiêu hóa, ảnh hưởng đến tuyến tụy và các cơ quan khác, và cuối cùng dẫn đến suy hô hấp.

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Claire hít thuốc thông qua một máy phun sương khi Larissa vỗ lưng cho cô để làm bong chất nhầy trong đường hô hấp.

Cũng theo CFF, nếu mắc bệnh u xơ nang, bệnh nhân có tuổi thọ trung bình là 40 tuổi. So với thập niên 1950, điều này đã cải thiện rất nhiều, vì thời đó ít người sống sót đến tuổi đi học tiểu học.

Claire hết sức siêng năng đối với việc chữa bệnh của mình. Cô uống hàng chục loại thuốc, bao gồm cả tiêm trị tiểu đường liên quan đến u xơ nang, kiên trì chịu đựng khi được đặt ống xông truyền thức ăn vào ban đêm, thậm chí khi nó khiến cô bị nôn mửa, và dành nhiều thời gian hơn cho việc điều trị thở.

Mỗi ngày Claire mặc một chiếc áo gi-lê trong vòng 4 giờ để lắc phổi và làm long chất nhầy. Cô cũng dùng thêm nghệ và cây tầm ma để trị bệnh.

Nhưng chức năng phổi của cô vẫn tiếp tục suy giảm. Trong một năm, chức năng phổi của Claire giảm từ 35% xuống còn 25%. Đi bộ trên bãi biển và hoạt động ngoài trời như đi mua thực phẩm cũng khiến cô kiệt sức. Claire có cảm giác bị mắc kẹt khi cô không làm được những điều quan trọng đối với mình.

Sau đó, Claire, sau khi đã trải qua hơn 30 ca phẫu thuật và sống trong bệnh viện một phần tư cuộc đời của mình, bị "giáng thêm một đòn" nữa tháng 3 vừa qua: cầu truyền thuốc vào tĩnh mạch (portacath) thiết lập dưới da ngực của cô không hoạt động.

Mặc dù portacath được sửa chữa, nhưng Claire bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc đến ý tưởng cấy ghép phổi, một cách thức trước đó cô không chấp nhận.

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Y tá Megan Serletti, điều phối viên cấy ghép phổi, đưa Claire và mẹ cô, bà Melissa Nordquist Yeager, đến trung tâm cấy ghép.

Sẵn sàng cho cuộc đua

Sau khi rời khách sạn La Jolla, Claire được đưa vào Trung tâm cấy ghép tại UC San Diego Health, chuẩn bị gặp gỡ với các thành viên của nhóm cấy ghép phổi.

Y tá Megan Serletti, điều phối viên cấy ghép phổi, đã dành vài giờ để cung cấp kiến thức cho Claire, mẹ cô và Larissa về quá trình này.

Ngoài khám sức khỏe, Claire còn phải trả lời các câu hỏi, ví dụ như cô có sẵn sàng chấp nhận phổi từ một cô gái từng làm nghề mại dâm không? Cô chấp nhận.

Serletti nói về thực tế sau phẫu thuật, bao gồm cả những loại thuốc Claire cần phải uống trong suốt phần đời còn lại của mình, những thách thức về thể chất và cảm xúc cô phải đối mặt, cũng như những thay đổi trong lối sống mà cô phải tuân thủ.

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Claire quan tâm đến từng lời trong các buổi tư vấn, điều trước kia chưa từng có đối với cô.
Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Leslie Fijolek, một nhân viên xã hội, hỏi Claire những câu hỏi khó để xem liệu cô đã hiểu cấy ghép có nghĩa thế nào.

Claire ghi chép mọi thứ. Cô gác chân vào ghế, để lộ hình xăm trên mắt cá chân trái của cô: Một ngón tay cái giơ lên “Không sợ hãi”.

Đã có 1.436 ứng viên chờ cấy ghép phổi cho đến ngày 20/4, trong số đó, 122 người đã được chẩn đoán u xơ nang (CF).  Năm ngoái, trong tổng số 2.449 ca ghép phổi được thực hiện, CF chiếm gần 11% số người nhận tạng.

Cô được biết, ghép phổi không phải là cách chữa trị, nhưng nó có thể kéo dài cuộc sống, nếu mọi việc suôn sẻ.

Trong số những người được ghép phổi, tính từ năm 2000, trung bình 84% sống sót sau một năm, gần 54% sống sót sau 5 năm, và hơn 30% sống sót sau 10 năm trở lên.

Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Bác sĩ Kamyar Afshar giải thích tầm quan trọng của việc Claire phải mạnh mẽ hơn để có thể thực hiện cấy ghép, nếu có người hiến tạng.
Bi ung thu giai doan cuoi, mot phu nu bat ngo thay doi suy nghi ve cuoc song
Claire vui sướng bên mẹ sau khi trải qua một ngày thẩm định trước cấy ghép.

"Ba tháng nữa!" bà Yeager, mẹ Claire, sung sướng cho biết sau khi họ rời Trung tâm cấy ghép tạng. Hy vọng của họ đã sắp thành hiện thực.

Một loạt các xét nghiệm vẫn chờ đợi Claire, nhưng bây giờ cô ấy đã sẵn sàng. Cô đã tự mở ra một chương mới trong cuộc đời, và cuộc sống của cô có thể khác đi dù không quá thách thức.

Áp lực vẫn đè nặng lên Claire, nhưng cô hy vọng mình sẽ được trao cho một cơ hội, một cuộc đời thứ hai.

Cẩm Hà (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI