Ai được, ai mất khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

09/05/2018 - 08:42

PNO - Tổng thống Mỹ Donald Trump rạng sáng 9/5, giờ Việt Nam, tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran mà chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama từng tham gia đàm phán.

Động thái này không gây bất ngờ nhiều ở Mỹ vì đó là lời hứa của ông Trump khi tranh cử tổng thống năm 2016, nhưng nó gây ra sự đảo lộn chính sách đối ngoại ở Nhà Trắng và những phản ứng trái ngược trên thế giới.  

Ai là người được và kẻ mất sau quyết định của Tổng thống Trump?

Người “được”

Ai duoc, ai mat khi Tong thong Trump rut khoi thoa thuan hat nhan Iran?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chào đón trước cuộc họp báo ở Tel Aviv ngày 29/4 - Ảnh: AP

“Phe diều hâu trong Nhà Trắng”: Tổng thống Trump mấy tuần gần đây có các động thái trọng dụng và đề cao nhân vật “diều hâu” trong chính sách đối ngoại, trong đó có Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Ai duoc, ai mat khi Tong thong Trump rut khoi thoa thuan hat nhan Iran?
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton được coi là một người ủng hộ chủ trương rút khỏi Chương trình hành động chung tổng thể JCPA, được biết với tên Hiệp định hạt nhân Iran - Ảnh: AFP

Cả hai nhân vật này đều phản đối mạnh mẽ Thỏa thuận hạt nhân Iran. Bản thân ông Bolton là người chủ trương dùng hành động quân sự với Tehran.

Quyết định mới của Tổng thống Trump đi ngược lại quan điểm của cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng như cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Thủ tướng Israel trước nay là người công khai lên án Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Ai duoc, ai mat khi Tong thong Trump rut khoi thoa thuan hat nhan Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là người “hưởng lợi” từ quyết định rút khỏi thỏa thuận với Iran của Mỹ - Ảnh: AFP

Ông Netanyahu nhận được sự chú ý trên thế giới sau bài thuyết trình vào cuối tháng trước của ông, trong đó Thủ tướng Israel tiết lộ kết quả hoạt động của tình báo nước này chống lại chương trình hạt nhân của Iran.

Bản thân Tổng thống Trump đã trích dẫn bài thuyết trình của Israel trong phát biểu hôm 8/5 của mình.

Kẻ “mất”

Châu Âu: Thỏa thuận hạt nhân Iran do Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ cùng ký kết. Suốt mấy tuần trước khi Tổng thống Trump đi đến quyết định “bỏ cuộc”, các nhà lãnh đạo châu Âu đã cố gắng tác động nhằm thay đổi quan điểm Tổng thống Mỹ.

Ai duoc, ai mat khi Tong thong Trump rut khoi thoa thuan hat nhan Iran?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Brussels ngày 22/3 - Ảnh: AFP

Cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều đã đến thăm Nhà Trắng với nỗ lực hối thúc đàm phán những điều khoản bổ sung ông Trump còn băn khoăn, nhằm “cứu vãn” thỏa thuận hạt nhân với Tehran.

Pháp và Đức đã tăng đáng kể hoạt động thương mại với Iran sau khi có thỏa thuận hạt nhân.

Hassan Rouhani: Tổng thống Iran, một nhân vật ôn hòa và cũng là nhà đàm phán chính của thỏa thuận hạt nhân. Nỗ lực của ông được những người ủng hộ đánh giá cao, họ gọi ông Rouhani là “tù trưởng ngoại giao”.

Ai duoc, ai mat khi Tong thong Trump rut khoi thoa thuan hat nhan Iran?
Tổng thống Iran Hassan Rouhani là “kẻ mất” sau quyết định ngày 8/5 của chính quyền Mỹ - Ảnh: AP

Ông Rouhani là người chủ trương mở rộng quan hệ với phương Tây, trong đó có cả việc đàm phán thỏa thuận hạt nhân, nhưng quyết định mới của Tổng thống Mỹ đã làm đảo lộn tất cả.

Trước mắt Iran sẽ bị Mỹ tăng cường trừng phạt thông qua phong tỏa kinh tế.

Việt Hưng (Theo USA Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI