Được & mất

20/12/2013 - 20:10

PNO - PN - “Ôi giời ơi! Con với cái, sung sướng chưa? Đẹp mặt chưa? Bôi tro trét trấu lên mặt tao. Từ giờ, cái mặt này ra đường biết giấu đi đâu. Cần bao nhiêu thì nói mẹ đưa, làm chi cái việc xấu hổ đó hả con?”, đoạn đường từ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Vợ chồng chị có hai con trai, gần 16 và 12 tuổi. Tám năm trước, vợ chồng chị gom tiền, mua một rẫy cà phê ở Đăk Lăk, chuyển lên đó làm ăn. Hai con gửi cho ông bà nội. Ông bà đều lớn tuổi, chỉ lo chuyện ăn mặc; còn học hành, ứng xử của các cháu thì “khoán” hết cho nhà trường. Vinh từ học sinh giỏi, tuột dốc không phanh xuống thành học sinh yếu. Từ rẫy cà phê, chị điện thoại về tôi - một hàng xóm thân thiết, nhờ vả: “Em tìm giúp chị vài gia sư kèm hai đứa nhỏ”. Không gia sư nào trụ được nửa tháng, với tính khí nghịch ngợm, không chịu hợp tác của các con chị. Chị lại gọi về con, Vinh đáp: “Con cần máy tính xách tay, máy bàn nhường cho em”. Yêu cầu nào của con chị cũng đều đáp ứng, kể cả chiếc xe gắn máy, dù năm đó, Vinh mới học lớp 8. Thành, em trai Vinh, thích thì đi học, không thích thì thôi, viện đủ lý do trời ơi đất hỡi: “Ở trường ngồi bên thằng mập, nóng không chịu nổi”, “mới đánh nhau với bạn, không muốn nhìn mặt nó nên không đi học”, “chơi game nên quên”… Thành cũng là học sinh yếu. Nhà trường mời phụ huynh, ông bà nội nói: “Đợi ba mẹ chúng về”; trường gọi điện thoại cho chị, chị than: “Khổ quá, tất cả em nhờ thầy nhờ cô”. Có sự “nhờ” của chị nên năm nào, hai đứa dù đội sổ vẫn được “cứu” lên lớp.

Duoc & mat

Chị không thiếu tiền, nhưng sự vất vả hiện rõ trên gương mặt, vóc dáng. Làn da chị sạm đen, áo quần luộm thuộm, tóc cháy rễ tre. Trước chị xinh xắn, giờ gặp lại, có lẽ rất ít người nhận ra. Chị thở dài: “Thứ cây này chăm như con mọn, hết tưới nước đến bón phân, có rảnh ngày giờ nào đâu”. Đầu năm này, chị điện thoại khoe tiếp: “Vợ chồng chị mới mua thêm một rẫy cà phê nữa, người ta cần tiền nên bán rẻ, không mua uổng lắm”. Ngày trước, cách vài ba tháng, vợ chồng chị còn thay phiên về thăm nhà một lần (chủ yếu đáp ứng yêu cầu của các con); bây giờ, hai cái rẫy thi nhau trói chân anh chị. Chị giải thích: “Còn sức còn làm em ạ. Với lại, vợ chồng chị tính mai mốt cho hai đứa nhỏ đi du học”.

Mẹ con chị từ ủy ban về, Thành đứng trong nhà vỗ tay, cười nắc nẻ: “Thấy chưa, tôi nói cho tôi theo để phụ canh công an mà ông không cho. Có tôi thì “băng” ông không bị bắt như vậy”. Chị nghe con nói, khuỵu chân: “Trời ơi, tao cực khổ vì ai. Tiền bạc có thiếu đâu mà hai đứa bây đòi làm kẻ cướp”. Hai con chị lén nhìn nhau, nháy mắt. Bất giác, tôi nhớ đến không dưới một lần, trong khoảng thời gian bám rẫy, mỗi khi vợ chồng chị về, hai đứa trẻ không chút mừng vui. Thấy cha mẹ, hai đứa hờ hững: “Ba mẹ mới về” rồi quay mặt đi, Vinh lại dán mắt vào màn hình máy tính, Thành tiếp tục những món đồ chơi…

Chiều, chị chạy qua tôi: “Em để mắt hai đứa nhỏ giúp chị. Chị phải lên rẫy gấp”. Mải miết lo làm ăn, bận bịu với những “canh” những “giữ”; chị không biết mình đã lỏng tay, đánh rơi những thứ đáng canh giữ hơn nhiều.

 YÊN NHẠN

Từ khóa Được & mất
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI