Thất hứa với con, làm sao?

19/01/2016 - 08:04

PNO - Nhiều phụ huynh cho rằng, lời hứa với con trẻ là “lời nói gió bay”. Đó là điều không tốt, lâu dần, lời nói của cha mẹ cũng bị mất trọng lượng...

Đầu năm học tôi hứa với con gái học lớp 10 rằng nếu cố gắng học tập, giành được danh hiệu học sinh giỏi thì con thích gì tôi cũng chiều. Khi hứa, tôi nghĩ rằng những mong ước của con cũng khá đơn giản, vì xưa nay cháu ngoan ngoãn và hiền lành.

Cháu đạt học sinh giỏi thật vì đã quyết tâm, thức khuya dậy sớm. Nhắc lại điều mẹ hứa, cháu xin mua cho một chiếc xe máy đi học. Điều này thì chúng tôi không đồng ý, vì cháu là con gái, vợ chồng tôi vẫn đưa đón, chưa muốn con đi một mình do quá sợ những rủi ro bất trắc. Cháu thì lại rất thích được tự đi học, không bị bố mẹ quản thúc nữa.

Khi tôi trả lời là con muốn cái gì khác cũng được, còn chuyện đến trường một mình bằng xe máy thì không được, cháu phản ứng rất quyết liệt. Cháu khóc: “Con biết thừa là bố mẹ sẽ không giữ lời hứa, nhưng con vẫn cố gắng cho bố mẹ một cơ hội”.

Tôi quá ngạc nhiên khi cháu còn nhắc lại những chuyện linh tinh như tôi từng hứa cuối tuần cho đi chơi, hồi cháu 12 tuổi, nhưng không giữ lời hứa, rồi tôi hứa mua cái này cái kia, dẫn đi ăn… mà không giữ lời.

Cuối cùng, cháu kết luận là mẹ luôn dạy con giữ lời hứa nhưng bản thân thì chẳng bao giờ làm, rằng người lớn luôn bắt trẻ con phải làm những điều tốt còn mình thì “vô tư” làm sai. Vì cháu quá hỗn (chỉ tay vào mặt và nói mẹ là người dối trá, hay thất hứa) nên bố tức giận đánh cháu một bạt tai khiến mọi việc trầm trọng hơn. Cháu trở nên lầm lì, ít nói, có thái độ ngang bướng kể từ hôm đó.

Tôi cố giải thích là chuyện thất hứa trong đời sống này thường xảy ra. Con người ta không thể nào lúc nào cũng làm chủ được tình huống. Nhưng cháu không chịu hiểu, chỉ muốn tôi phải “khuất phục” và sửa sai bằng cách thực hiện lời hứa. Còn bố cháu thì tức giận, cho rằng tôi sai vì để con dân chủ quá trớn, ăn nói hỗn hào với người lớn, tôi phải làm sao để giải quyết chuyện này trong nhà đây?

Thanh Nga (đường Hùng Vương, Q.5, TP.HCM)

That hua voi con, lam sao?
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Muốn không thất hứa thì ừng hứa

Nói thật tôi cũng từng nhiều lần thất hứa với con. Toàn những chuyện vặt vãnh, linh tinh, kiểu như hứa đi chơi, hứa mua cái này cái kia. Đa phần lời hứa của tôi đưa ra trong những lúc cần “giải quyết tình huống”, để mau chóng cho con nín khóc, hết giận dỗi hay mau mau làm một việc gì đó.

Tôi cứ nghĩ trẻ con thì nhanh quên, nghe mình hứa đó rồi nó sẽ quên ngay. Con tôi mau quên thật, sáng hứa con ăn nhanh, chiều mẹ cho đi công viên chơi thì chiều chỉ cần mua cho cây kem là quên mất. Cho nên tôi thường hứa “càn”.

Nhưng đến khi cháu lớn, tôi biết không thể hứa ẩu vậy được nữa nên cố gắng kiểm soát bằng cách… không hứa nữa. Tôi nghĩ rằng cháu phải biết làm theo mọi việc mà không cần lời khen thưởng, động viên trước của tôi. Có khi cháu mè nheo mẹ hứa với con thế này thế kia, tôi bảo: “Mẹ không biết mẹ có thực hiện được lời hứa của mình không nên mẹ không hứa, con cứ làm tốt mọi việc của mình đi rồi hãy hay”. Cháu có phụng phịu một thời gian, nhưng rồi dần dần cháu hiểu ra và không đòi hỏi gì nữa.

Anh chị hứa với con lời hứa mơ hồ muốn gì cũng được, quả là bất cẩn. Nếu cháu muốn những thứ vượt quá khả năng của anh chị thì làm cách nào? Bây giờ lỡ rồi thì chỉ còn cách cố gắng thực hiện lời hứa, cứ mua xe cho cháu nhưng đừng cho con đi vội chừng nào chưa có bằng lái.

Phụng Kiều (đường Châu Văn Liêm, Q.5, TP.HCM)

Trẻ sẽ mất lòng tin vào cha mẹ

Bạn hay hứa lèo thì chắc con bạn cũ ng sẽ dễ như vậy. Chính bạn là người lãnh hậu quả đầu tiên từ những thất hứa của con, thí dụ hứa nghe lời nhưng không nghe lời, hứa họ c hành chăm chỉ nhưng không học hành chăm chỉ, hứa đi chơi giờ này về thì sẽ giờ khác mới về, hứa nói thật thì chỉ toàn nói dối.

Bạn hãy coi lời hứa với con trẻ là điều hết sức quan trọng. Trẻ sẽ mất lòng tin khi cha mẹ không giữ lời hứa và bản thân trẻ cũng vô thức không coi trọng lời hứa của mình. Bạn hứa với con mà không cân nhắc thì giờ cần phải biết cách ôn tồn giải thích chứ chẳng thể “cả vú lấp miệng em”.

Mình là người lớn, mắc lỗi trước chưa xin lỗi còn đánh con thì làm sao trẻ phục mình? Tôi nghĩ trước tiên chị cần phải giải thích cặn kẽ cho trẻ lý do vì sao chị không thể thực hiện lời hứa, và hãy thuyết phục chồng chị trò chuyện với cháu.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI