Những căn bệnh đại kị khi tiếp xúc với mặt trời

26/10/2017 - 11:00

PNO - Ánh nắng mặt trời là yếu tố không thể thiếu để duy trì sự sống trên hành tinh, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh lý, ánh nắng có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Dưới đây là một số căn bệnh khiến bệnh nhân luôn phải “trốn” ánh nắng mặt trời.

Căn bệnh “ma cà rồng”

Bệnh “ma cà rồng” là tên gọi của hội chứng rối loạn máu protoporphyria erythropoietic (EPP). Đây là một loại đột biến di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến oxy trong máu và làm cho người bệnh trở nên dị ứng với ánh nắng mặt trời.

Nhung can benh dai ki khi tiep xuc voi mat troi
 

Với trường hợp mắc EPP, một loại protoporphyrin gọi là protoporphrin IX tích tụ trong hồng cầu, huyết tương và đôi khi ở gan. Khi protoporphrin IX tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ sản sinh ra các hóa chất gây hại xung quanh tế bào. Kết quả, bệnh nhân EPP bị sưng, tấy đỏ và bỏng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dù chỉ là một lượng nhỏ ánh sáng chiếu qua cửa sổ.

Những người mắc EPP sẽ bị thiếu máu kinh niên, khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi và trông rất nhợt nhạt, vì  rất nhạy cảm với ánh sáng nên họ không thể ra ngoài trời vào ban ngày. Kể cả trong những ngày nhiều mây, tia cực tím trong ánh sáng vẫn đủ để khiến da bệnh nhân bị phồng rộp, các bộ phận như tai và mũi bị biến dạng.

Các bệnh nhân EPP được khuyên nên ở trong nhà vào ban ngày, nhất là những ngày trời nắng. Ngoài ra, họ được truyền máu để làm giảm triệu chứng bệnh.

Chứng khô da sắc tố

Chứng khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum – XP) là một bệnh di truyền hiếm gặp, nguyên nhân gây bệnh là do đột biến hoặc do di truyện lặn trên nhiễm sắc thể. Ở những người mắc bệnh, hệ thống sửa chữa các hư hỏng DNA do ánh nắng của cơ thể bị thiếu hoặc yếu, khiến những người mắc phải đặc biệt nhạy cảm với các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và có nhiều nguy cơ bị ung thư da.

Nhung can benh dai ki khi tiep xuc voi mat troi
 

Người mắc chứng khô da sắc tố có nguy cơ mắc ung thư da cao gấp 1.000 lần so với người bình thường, với độ tuổi trung bình mắc bệnh là 8 tuổi. Do đó, người bệnh luôn phải tránh tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách mặc quần áo dài, đi tất, mang găng tay, đội mũ rộng vành, đeo kính chống nắng và sử dụng kem chống nắng.

Viêm da tiết bã nhờn nhạy cảm với ánh sáng

Viêm da tiết bã nhờn nhạy cảm với ánh sáng (photo-sensitive seborrhoeic dermatits) là dạng bệnh cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng rất hiếm gặp. Nó khiến bệnh nhân không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay bất cứ nguồn sáng nào dù là đèn đường, đèn huỳnh quang hay thậm chí là ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính.

Khi bệnh bộc phát, bệnh nhân sẽ có cảm giác bỏng rát da nghiêm trọng như lửa đốt  dù bên ngoài không có biểu hiện gì. Nguyên nhân do ánh sáng gây phản ứng trên da. Các duy nhất để bệnh nhân thoát khỏi tình trạng này là phải sống trong bóng tối tuyệt đối, điều này khiến chất lượng sống của họ giảm đáng kể.

Nhung can benh dai ki khi tiep xuc voi mat troi
 

Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng căn bệnh này khiến cho bệnh nhân hết sức khổ sở. Mùa hè chính là thời điểm ác mộng nhất với bệnh nhân bị viêm da tiết bã nhờn nhạy cảm với ánh sáng. Chỉ một ít ánh nắng gay gắn của mùa hè lọt vào phòng cũng trở thành cơn ác mộng với họ.

Đến nay, căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa có phương pháp chữa trị, vì vậy bệnh nhân vẫn phải tiếp tục đời sống cách ly với mọi nguồn ánh sáng.

Hà Di

Nguồn Tổng Hợp
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI