Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị bệnh bướu cổ

11/09/2016 - 14:00

PNO - Bướu cổ là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Vì vậy, cần có những biện pháp và điều trị kịp thời không sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Xin chào bác sĩ!

Một năm trở về đây tôi thấy cổ mình có tình trạng rất thất thường, không rõ nguyên nhân, thường xuyên cảm thấy đau ở cổ họng, khó thở, khó nuốt, cổ to lên, vậy bác sĩ cho tôi hỏi có phải tôi bị bướu cổ rồi hay không? Tôi cũng bổ sung I-ốt thường xuyên vì sao lại bị bệnh? Nguyên nhân, cách để phát hiện ra bướu cổ một cách sớm nhất, cũng như phương pháp phòng tránh, và bướu cổ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cơ thể, cũng như cuộc sống. Rất mong được bác sĩ tư vấn sớm nhất. Tôi cảm ơn! (Tr.Mai)

Trả lời:

Xin chào bạn Tr.Mai

Bướu cổ là một bệnh xã hội, chiếm 4% dân số, việc hiểu như thế nào cho đúng về bướu cổ và các phương pháp điều trị cũng như sự phối hợp trong quá trình trị bệnh giữa bệnh nhân bướu cổ và bác sĩ là hết sức quan trọng để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các biến chứng. Theo như lời bạn kể thì tôi nghĩ bạn đang có nguy cơ mắc bướu cổ rất cao. Tuy nhiên bạn nên đến các trung tâm y tế để khám và xét nghiệm cho chính xác nhất tình trạng hiện tại.

1. Không phải bổ sung đầy đủ muối I-ốt là không bị bướu cổ

Nguyên nhân dẫn tới bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ chế gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là một căn bệnh rất khó chữa vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vào để bổ sung vào tuyến giáp, có lí do nào đó, tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng bài tiết trong cơ thể hụt giảm, vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hooc – mon, biến thành sưng, gọi là bướu cổ.

Nguyen nhan, cach phong tranh va dieu tri benh buou co

Vì vậy, dù bạn có ăn đầy đủ lượng muối I-ốt nhưng tuyến giáp không hấp thụ, nhận được thì vẫn có nguy cơ bị bướu cổ. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như: Rối loạn bẩm sinh (rối loạn này có tính chất gia đình ), dùng thuốc và ăn uống không hợp lí.

Ngoài ra, những người phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kì phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ có nguy cơ bướu cổ.

2. Cách phát hiện và phòng tránh bệnh bướu cổ

Bướu cổ là sự tăng về thể tích của tuyến giáp trạng. Có thể phát hiện bướu cổ bằng mắt thường (khi bảo người bệnh nuốt, tuyến giáp sẽ chạy ngược nên và nhìn rõ hơn), và bằng cách sờ nắn cổ, yêu cầu bệnh nhân nuốt. Một trong những triệu chứng điển hình là nuốt khó, khó thở vì bướu dần lớn lên, cơ thể mệt mỏi, gầy, sụt cân.

Bướu cổ đơn thuần thì không đáng lo ngại vì nó có thể tự hết và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, là bướu cổ ác tính thì rất nguy hiểm.

Vì thế, khi biết bị bướu cổ, tốt nhất hãy đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết, để thăm khám và làm các xét nghiệm bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời. Để phòng tránh bướu cổ, việc ăn uống là rất quan trọng, nhất là ăn uống đầy đủ chất I-ốt là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Khi bị bướu cổ cần tránh xa những thực phẩm như bắp cải, củ cải, đậu nành vì những thực phẩm này sẽ làm cản trở sự hấp thụ I-ốt.

3. Ảnh hưởng của bướu cổ

Đây là loại bệnh có thể chữa trị được và không còn là bệnh nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu bệnh này không được điều trị hoặc điều trị không đúng, người bệnh có thể bị các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe không thể hồi phục lại được, thậm chí đe dọa tính mạng.

Việc quan trọng trong điều trị bệnh này là theo dõi, điều chỉnh thuốc lâu dài cho dù dùng bất kỳ phương pháp điều trị nào (uống thuốc, uống i-ốt phóng xạ hay mổ), bởi vì các biện pháp này đều không đảm bảo sẽ ổn định bệnh hoàn toàn.

Chúc bạn sẽ có một sức khỏe tốt!

 BS. Quốc Tuấn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI