Kinh nghiệm chạy xe ô tô không gây tai nạn trong ngày lễ

29/04/2017 - 07:48

PNO - Bạn cần chú ý khi lái xe ô tô. Những kinh nghiệm nhỏ về lái xe, chuyển ga, chuyển phanh sau đây, gia đình bạn sẽ có một chuyến nghỉ lễ an toàn.

Liên tiếp những tai nạn đạp nhầm chân ga 

Trong những tình huống khẩn cấp, bất kỳ lái xe nào cũng có thể có ít nhất một lần lúng túng. Sau những tình huống giật mình đó, lái xe có thể lấy lại bình tĩnh thật nhanh để xử lý. Tuy nhiên, cũng có những tài xế đã gây ra tai nạn, nhẹ thì chỉ gây thiệt hại về của, nặng có thể gây ra tử vong cho người tham gia giao thông cùng với mình.

Đầu năm 2017 đến nay, liên tiếp nhiều vụ tai nạn do lái xe đạp nhầm chân ga khi tham gia giao thông. Tại một tiệm rửa xe ở Bình Thuận, khi anh M.N.N.T.  (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận, nhân viên rửa xe) điều khiển ôtô để đưa vào bệ rửa đã đạp nhầm chân ga làm chiếc xe lao nhanh ra đường.

Kinh nghiem chay xe o to khong gay tai nan trong ngay le
Hiện trường vụ lùi xe gây tai nạn của nhân viên rửa xe. ảnh internet

Chiếc ô tô này đã tông mạnh vào hai xe máy đang đi ngang qua tiệm rửa xe. Quá lúng túng, anh T. lại nhất chân ga và cuốn thêm một xe máy cùng hai xe đạp bên đường xuống gầm ô tô. Chiếc xế hộp tiếp tục tông sập cửa chui vào căn nhà phía đường đối diện mới chịu dừng lại. Vụ tai nạn làm bốn người bị thương.

Ngày 6/4 vừa qua, bà N.T.N. (44 tuổi, ngụ tỉnh Hải Phòng) đang quay đầu xe ô tô thì bất ngờ có chiếc xe máy đi ngược chiều lao tới. Hoảng hốt, thay vì chị N. đạp chân thắng thì chị lại đạp nhầm chân ga khiến ôtô chồm lên, đâm trúng xe máy này, rồi lao lên vỉa hè cuốn thêm bốn xe máy khác khiến một người bị thương nặng.

Kinh nghiem chay xe o to khong gay tai nan trong ngay le
Hiện trường vụ tai nạn ở Thanh Hóa, ảnh internet

Gần đây nhất là một chiếc ô tô (chưa rõ người lái) đang lưu thông trên đường Nguyễn Trãi, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa thì xảy ra va chạm. Tiếp theo, tài xế đạp nhầm chân ga khiến chiếc xe ô tô này tiếp tục rồ máy và lao lên vỉa hè tông bật một cây xanh và hàng loạt xe máy trên vỉa hè cuốn theo một cô gái trẻ vào gầm xe khiến cô gái này bị thương nặng. 

Do đó, bạn cần . Bạn nên nhớ rằng, dù bạn có đạp nhầm chân ga hay không, thì hậu quả của những vụ tai nạn cũng sẽ gây nên nhiều thiệt hại cho bản thân bạn và kể cả những người tham gia giao thông khác. Thậm chí, ngay cả bản thân tài xế ô tô cũng có nguy cơ mất mạng từ tai nạn mà mình gây ra. 

Làm gì để có những xử lý kịp thời và thông minh

Để hạn chế những vụ đạp nhầm chân ga, Cục Quản lý an toàn giao thông quốc gia tại Mỹ (The National Highway Traffic Safety Administration) đã đưa ra nhiều lời khuyên thiết thực nhất dành cho tài xế ô tô. Những lưu ý này đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khi đưa vào thử nghiệm đã mang lại hiệu quả nhất định cho phần lớn tài xế ô tô ở các nước.

Tài xế nên để phần bên dưới gót chân phải chạm vào sàn xe, đặt bàn chân lên bàn đạp phanh. Để xe di chuyển, người này buộc phải xoay nhẹ bàn chân phải về hướng bàn đạp ga. Lưu ý, chỉ xoay bàn chân sao cho nửa bàn chân phải đặt lên bàn đạp ga, chỉ xoay chứ tuyệt đối không nhấc để chuyển chân ga.

Kinh nghiem chay xe o to khong gay tai nan trong ngay le
Tài xế nên để phần bên dưới gót chân phải chạm vào sàn xe, đặt bàn chân lên bàn đạp phanh, ảnh minh họa

Tuyệt đối không sử dụng chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga, vì như vậy bạn có thể dồn hết sức nặng của chân vào bàn đạp ga, nếu có sự cố, bạn sẽ đạp nhầm chân ga ngay tức khắc.

Tập cho mình thói quen dời chân qua vị trí phanh ngay khi chân rời bàn đạp ga. Khi phanh, bàn chân xoay thẳng về vị trí phanh và đạp thẳng theo phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên kiềm chế hoặc tập cho mình phản xạ chủ động.

Tức là không đạp phanh quá nhanh, không cố sức khi phanh, việc này sẽ giúp bạn và những người trên xe giảm sốc, va đạp khi tốc độ xe bị chuyển đổi đột ngột. Tương tự với việc khi bạn đạp nhầm vào chân ga, bạn vẫn có thể làm chủ tốc độ.

Kinh nghiem chay xe o to khong gay tai nan trong ngay le
Không đạp phanh quá nhanh, không cố sức khi phanh, ảnh minh họa

Ở những giao lộ, ngã tư, ngã ba, bạn nên tập “thói quen chia sẻ làn đường” với những phương tiện lưu thông khác. Điều đó không có nghĩa là bạn phải… đứng một chỗ nhìn những phương tiện khác di chuyển, mà bạn hãy di chuyển chậm, từ tốn. Việc này sẽ giúp bạn có những phản xạ hợp lý trên đường. Đặc biệt là với những người điều khiển xe máy ngẫu hứng tại Việt Nam.

Ngoài ra, khi lưu thông trên đường, bạn cần chuẩn bị cho mình một tinh thần tỉnh táo. Tức là bạn phải đảm bảo mình đã sẵn sàng để lái xe, nhất là những tài xế di chuyển trên đường dài.

Trước khi điều khiển, người tài xế cần ngủ đủ giấc, không uống rượu bia, giữ tâm lý thoải mái, không quá chú ý vào những câu chuyện của hành khách trên xe,… và phải luôn nhớ rằng dừng xe là chuyển số, gót chân không rời sàn, rời chân ga phải rà ngay chân phanh.

Ngoài việc quan sát phương tiện phía trước xe, bạn nên lưu ý những phương tiện chạy dọc hai bên xe, những phương tiện có khả năng gây tai nạn (người điều khiển say xỉn, đánh võng,...) để kịp thời xử lý không gây tai nạn liên hoàn, khi hai xe gây tai nạn xảy ra gần với xe của mình nhất (nếu có).

An Nguyên tổng hợp

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI