Không đủ tiền tháo khung cố định chân, bệnh nhân cắt bỏ đoạn xương

30/05/2017 - 11:30

PNO - Thay vì phải tháo khung nẹp chân, do không có tiền, bệnh nhân đã giữ nguyên gần một năm nên phần xương ở cẳng chân bị hoại tử xương nên cắt bỏ.

Cách nay gần 1 năm, ông Lê Thành Tâm (65 tuổi, sống ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) bị taxi đâm vào. Vụ tai nạn khiến ông gãy 1/3 trên xương chày ở cẳng chân phải.

Ông được bệnh viện địa phương điều trị bằng cách cố định phần xương gãy bằng khung cố định ngoài. Trước khi xuất viện, ông Tâm được các bác sĩ dặn phải tái khám sau 3-6 tháng để tháo để tháo khung cố định ngoài ở chân ra.

Tuy nhiên, do không có tiền nên ông Tâm cứ mang khung nẹp ở chân như vậy đến hơn 10 tháng. Cách đây vài ngày, ông Tâm thấy đau nhức chân dữ dội, chỗ bị gãy tiết ra nhiều dịch.

Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cấp cứu, các bác sĩ cho biết, phần xương chày đã bị hoại tử do nhiễm trùng xương.

Khong du tien thao khung co dinh chan, benh nhan cat bo doan xuong
Không có tiền tháo khung cố định chân, ông Tâm đã bị hoại tử xương cẳng chân.

Bác sĩ Vũ Trung Hiếu, khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Nhân dân 115, cho biết khi nhập viện, vết thương ở cẳng chân của ông Tâm bị nhiễm trùng do khung nẹp ở chân không tháo ra kịp thời. Phần cẳng chân trái có nhiều dịch viêm chảy ra. 1/3 trên của xương chày ở cẳng chân lộ ra ngoài, phần xương bị hoại tử chuyển sang màu đen, có mùi rất nặng.

Thở dài, ông Tâm kể ông làm nghề bán bong bóng dạo. Do mưu sinh nên ông đi bán bong bóng liên tục, không chăm sóc kỹ lưỡng vết thương. Chính vì bán bong bóng không gom được 30 triệu đồng để đến bệnh viện ở địa phương tháo khung cố định ngoài nên ông tiếp tục đi bán bong bóng.

Mỗi khi cơn chân bị đau, ông tiếp tục mua thuốc giảm đau cho qua ngày.

Khong du tien thao khung co dinh chan, benh nhan cat bo doan xuong
Chân phải của ông Tâm đã bị cắt đi 5cm vì bị hoại tử do nhiễm trùng xương.

Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cắt đi một phần xương hoại tử dài khoảng 5cm ở cẳng chân phải. Đồng thời, các bác sĩ dùng một loại khung khác để ép đầu xương, dùng vạt da tại chỗ để che vết thương. Sau một thời gian theo dõi, nếu vết thương không lành, bệnh nhân có thể phải trải qua thêm một lần phẫu thuật nữa để cắt bỏ xương.

Bác sĩ Vũ Trung Hiếu cho biết việc phẫu thuật cắt lọc xương chỉ giải quyết một phần vấn đề khi bệnh nhân bị gãy xương.

Sau đó, bệnh nhân phải biết cách chăm sóc vết thương để tránh trường hợp bị nhiễm trùng xương. Khi mang những khung cố định xương sẽ dễ gặp biến chứng nhiễm trùng ở chân bị gãy. 


Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI