Đã dùng chân giả vẫn bị chân ma... 'hiện về' hành đau nhức

27/06/2017 - 09:00

PNO - Mấy chục năm trước, bom mìn nổ nên bà K. bị cưa mất chân phải. Gần đây, bà cảm nhận rõ rệt phần chân này ‘quay trở về’ và luôn khiến bà đau nhức.

Mấy chục năm trước, trong một lần đạp trúng bom mìn, quả bom phát nổ khiến bà N.T.K. (63 tuổi, ngụ Đồng Nai) phải cắt bỏ chân phải. Sau khi điều trị, bà được lắp và tập đi bằng chân giả. 

Tưởng mọi chuyện đã qua khi chiếc chân giả này phát huy tác dụng. Thế nhưng không lâu sau, bà K. sử dụng chân giả nhưng vẫn luôn cảm thấy phần chân thật “quay trở về” với mình.

Da dung chan gia van bi chan ma... 'hien ve' hanh dau nhuc
Vì thấy bà K. sử dụng chân gỗ nên khi than đau chân, ai cũng nghĩ bà bị tâm thần.

Bà bị đau nhức chân ngày một nhiều, tới nỗi bà phải ôm chiếc chân giả để xoa dịu cơn đau. Bà than thở: “Dù tôi vẫn biết tôi bị cụt chân, nhưng nó vừa đau, vừa mỏi, nhiều lúc tê rần, nhất là ở phần cổ chân. 

Tôi nhờ người nhà chở đi khám nhưng không ai tin, cả hàng xóm lẫn người thân còn nói tôi nói dối, bị tâm thần. Đến khi đau quá chịu không nổi, tôi đành tự mình đi khám bệnh”.

Bà K. đến nhiều phòng khám, nhưng vừa bước vào cửa thì các bác sĩ đã lắc đầu vì nghĩ một cái chân giả bằng gỗ thì không thể khiến người ta đau được. 

Da dung chan gia van bi chan ma... 'hien ve' hanh dau nhuc

Không cam tâm, bà quay trở về nhưng vẫn uất ức trong lòng. Trong một lần tình cờ gặp người quen hay khám ở Bệnh viện Quận 2 TP.HCM nên bà thử tìm đến. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Quận 2 TP.HCM phát hiện bà bị đau chi ma.

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thái Duy, khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Quận 2 phân tích: Bà K. mắc bệnh đau chi ma vì bệnh nhân đã bị cắt cụt chi đi rồi nhưng nó vẫn gây đau, như khi nó còn tồn tại. Người bệnh ý thức được phần chi đó đã bị cắt bỏ. Tuy nhiên họ có thể cảm thấy đau, tê nhức, mỏi, nóng rát… ở những phần chi bị cắt.

Da dung chan gia van bi chan ma... 'hien ve' hanh dau nhuc

“Có những bệnh nhân đau ít, cũng có người đau rất dữ dội. Cảm giác đau chi ma thường tự mất đi hoặc giảm bớt theo thời gian. Có người hết rất nhanh, cảm giác thoáng qua, nhưng bệnh nhân này thì đau từ khi chân bị cắt bỏ cho mãi đến giờ. 

Điều khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau khổ nhất là nói không ai tin. Thậm chí, ngay cả người nhà cũng nghĩ bệnh nhân bị tâm thần hoang tưởng. Từ đó, nhiều người bị đau chi ma vẫn âm thầm chịu đựng trong sự lo lắng, hoang mang vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra với bản thân mình”, bác sĩ Duy phân tích.

Đau chi ma thường xảy ra với những người không chấp nhận được sự thật, khi bỗng một ngày cơ thể mình đột ngột bị mất đi một phần vì tai nạn, vì bệnh,.... Tùy theo sự quan trọng, ảnh hưởng vận động của phần mất đi đó mà bệnh đau chi ma xuất hiện với tần suất tăng dần, kèm theo đau đớn, nhức mỏi giống như phần chi đó chưa từng bị mất.

Da dung chan gia van bi chan ma... 'hien ve' hanh dau nhuc
Các nhà nghiên cứu cho rằng vì người bị cắt chi không chấp nhận được mất mát nên vỏ não của người đó "không quên được" chi bị cắt. Ảnh internet.

Giải thích về việc này, bác sĩ Duy cho rằng não mỗi người đều có những phần lưu trữ thông tin riêng, có thể vì não “chưa kịp xóa” hoặc do người bệnh quá luyến tiếc phần chi bị cắt cụt nên cứ nghĩ về nó. 

Một người càng nghĩ nhiều về chi bị cụt, càng muốn sử dụng thì não sẽ “càng nhớ” và đau chi ma cũng theo đó mà khiến xuất hiện.

Để khắc phục điều này, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải được giải tỏa tâm lý, tập vật lý trị liệu, tìm phương pháp thay thế dần chi đã mất đi.

Càng ít sử dụng chi này, tập làm quen với sự mất mát sẽ giúp não điều chỉnh cảm nhận và “xóa đi thông tin” về phần chi ấy thì người bệnh sẽ không còn cảm bị bệnh này nữa.

Da dung chan gia van bi chan ma... 'hien ve' hanh dau nhuc
Bác sĩ Duy cho rằng cả người thân nên lắng nghe, chia sẻ với người bệnh.

Bác sĩ Duy nói thêm: “Bỗng chốc mất đi một phần cơ thế sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy hụt hẫng, buồn tủi. Lúc này họ cần được cảm thông, thấu hiểu hơn là sự nghi ngờ. Nhất là đối với những người mất đi phần lớn cơ thể, những phần chi quan trọng, tác động nhiều trong đời sống, sinh hoạt thì càng khó vượt qua cảm giác đau chi ma”.

Theo ước tính, trong số những bệnh nhân bị cắt cụt chi trên thế giới, có tới 80% người có thể trải nghiệm hiện tượng đau chi ma. 

Đa số đau chi ma xuất hiện ở những người bị cắt cụt chi do tai nạn. Người bị dị tật, bị cụt chi bẩm sinh cũng bị đau chi ma, nhưng tỉ lệ thấp hơn người bị tai nạn.

Sự mất đi đột ngột một phần cơ thể khiến họ cảm thấy tủi thân, bất tiện nên luôn tiếc nuối về phần chi đã mất. Nhất là với người bị đau nhức chi trước khi bị cắt bỏ. Đau chi ma thường bắt đầu trong vòng một vài ngày sau phẫu thuật đoạn chi.

Phần lớn người bị đau chi ma cho rằng chúng xảy ra khi thời tiết lạnh, cố gắng làm việc, những khi căng thẳng, mệt mỏi,… Một số người thấy đau và cảm giác chi ma giảm theo thời gian, trong khi một số người khác bị nhiều năm liên tục.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI