Clip người giúp việc bạo hành trẻ: Hành động thảy trẻ lên dễ gây chấn thương sọ não

23/11/2017 - 19:00

PNO - Khi chúng tôi đưa clip người giúp việc bạo hành trẻ em mới nhất ở Hà Nam, các bác sĩ cảnh báo: "Hành vi tàn nhẫn này có thể khiến em bé bị xuất huyết não!"

 Clip người giúp việc bạo hành trẻ em ở Hà Nam

 

Trong clip có đoạn thảy em bé gần 2 tháng tuổi lên cao đến 10 lần rồi chụp lấy, các bác sĩ nhi khoa khẳng định nguy cơ lớn nhất có thể gặp chính là hội chứng rung lắc ở trẻ em (Shaken baby syndrome – SBS).

Khi bị rung lắc, trẻ dễ xuất huyết não

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (HCM) cảnh báo: Tất cả các hành vi bế thốc lên cao, thảy lên cao rồi chụp lấy, bế cháu bé quay lòng vòng hoặc rung lắc mạnh sẽ khiến trẻ dễ xuất huyết não. 

Theo ước tính, ở Mỹ có khoảng 1.000 – 1.500 trẻ bị hội chứng rung lắc trẻ em mỗi năm và 25% số trẻ này tử vong vì những tổn thương do hội chứng này gây ra.
Clip nguoi giup viec bao hanh tre: Hanh dong thay tre len de gay chan thuong so nao
Một em bé sơ sinh được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Tại Việt Nam, nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện vì tình trạng xuất huyết não sau khi bị rung lắc. 

Bác sĩ Tiến từng chứng kiến một cảnh tượng đau lòng khi người mẹ đã bế em bé 3 tháng tuổi và rung lắc mạnh do tức giận chồng say xỉn, cộng thêm trạng thái trầm cảm sau sinh. Sau đó, bé phải nhập viện cấp cứu vì xuất huyết não. Dù được cứu sống nhưng di chứng não của bé khó hồi phục.

Đau đớn hơn khi có trường hợp em bé tử vong vì người cha say xỉn rung lắc và vô tình ném rớt bé ra khỏi giường. Lúc này, em bé bị chấn thương sọ não giống như khi bị tai nạn giao thông.

Clip nguoi giup viec bao hanh tre: Hanh dong thay tre len de gay chan thuong so nao
 

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến phân tích: “Khi trẻ bị rung lắc, hệ thống mạch máu nhỏ trên não bị vỡ ra, gây xuất huyết não, màng não. Hệ thống thần kinh trung ương tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. 

Sau khi bị rung lắc gây xuất huyết não, trẻ rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, suy hô hấp, tím tái. Ngoài ra, trẻ còn bị  trật đốt sống cổ hoặc gãy tay, gãy xương sườn”.

Đừng mạnh tay với trẻ nhỏ, dù chỉ rung lắc 5 giây

“Hộp sọ con nít rộng hơn so với bộ não nên não của trẻ không cố định chặt như người lớn. Khi rung lắc, não trẻ di động ngược đập vào hộp sọ gây ra tình trạng xuất huyết não. Đây là tình trạng rất nguy hiểm.

Rung lắc trẻ theo bất cứ chiều nào dù là lên xuống, lắc qua 2 bên đều có thể gây tổn thương não, nhất là trẻ dưới 2 tuổi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khuyến cáo.

Các trường hợp chấn chương do hội chứng rung lắc điều trị rất khó khăn. Những ca này thường xuất huyết não phải thở máy, theo dõi tình trạng phù não. Nếu bé xuất huyết não rất khó mổ để lấy huyết khối ra ngoài vì xuất huyết rời rạc ở những mạch máu li ti. 

Clip nguoi giup viec bao hanh tre: Hanh dong thay tre len de gay chan thuong so nao
Vùng tổn thương não khi trẻ bị rung lắc

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến nhắc nhở, bố mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu như: khóc thét không rõ lý do kèm với các dấu vết bầm tím trên cơ thể. Nặng hơn, trẻ bị rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, ngưng thở, tím tái…

Khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ chụp X-quang, CT não để xem não có bị xuất huyết hay không... 

Clip nguoi giup viec bao hanh tre: Hanh dong thay tre len de gay chan thuong so nao
Hãy nhẹ tay với em bé, không rung lắc dù chỉ 5 giây

Nhiều bố mẹ cho biết, mục đích khi họ rung lắc nhằm dỗ cho trẻ bớt khóc. Thế nhưng, ngay cả thói quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, nhồi, xốc, tung cao trẻ, bồng trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, ẵm trẻ đưa lên cao làm máy bay...  cũng khiến trẻ dễ bị hội chứng rung lắc.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI