Bí hiểm khối u gần rốn đập theo nhịp tim

11/03/2017 - 14:50

PNO - 10 người trên 60 tuổi lại có 1 người mắc bệnh này. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng khi bị bệnh. Và khi khối u vỡ ra thì khó sống sót.

Ðể chẩn đoán bệnh lý phình động mạch chủ bụng, bác sĩ sờ kỹ sẽ thấy một khối u cạnh rốn, lệch qua bên trái. Ðiều đặc biệt là khối u này đập theo nhịp tim. Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với u mạc treo ruột vì vị trí của khối u này cũng nằm sát động mạch. Do đó, BN sẽ được cho làm thêm các xét nghiệm, siêu âm để có kết luận chính xác.

Vỡ túi phình - hiếm khi sống sót

Tháng nào khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Ðại học Y Dược TP.HCM cũng tiếp nhận trên 10 ca bị phình động mạch chủ bụng. Ngay trong tuần này, đang có 4 trường hợp chuẩn bị được phẫu thuật vì bệnh lý nói trên.

Bi hiem khoi u gan ron dap theo nhip tim
 

Ða số bệnh nhân (BN) không hề biết mình mắc bệnh, họ nhập viện vì một bệnh lý khác, hoặc do đau bụng. Cách đây chưa lâu, trong đêm trực, Thạc sĩ bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu tiếp nhận ca phình động mạch chủ bụng nghiêm trọng. BN nam tên P.V.K. (72 tuổi), được chuyển tới từ Tây Ninh. “Lúc đến với chúng tôi, huyết áp và mạch của BN rất thấp, do túi phình động mạch chủ bụng có kích thước 9cm đã vỡ. 

Khi mổ ra, các BS thấy khối phình nằm ngay sát động mạch thận, phải truyền tới 2,5 lít máu (thay hết 2/3 lượng máu trong cơ thể). 

Không nên bỏ lỡ cơ hội điều trị

Theo ThS-BS Lê Quang Ðình, khoa Lồng ngực - Mạch máu, BV Ðại học Y Dược TP.HCM, để điều trị bệnh phình động mạch chủ bụng, người nhà phải hiểu đúng về việc điều trị. Vì nhiều trường hợp bệnh nhân lớn tuổ thì người nhà không cho mổ, mà xin xuất viện để sống tự nhiên ngày nào vui ngày đó. Nếu không mổ, túi phình có thể vỡ ra trong vòng một năm và tử vong. Trong khi nếu phẫu thuật, có thể sống mạnh khỏe cùng con cháu 5-10 năm nữa.

BS Trần Thanh Vỹ cho biết, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 4-6 lần nữ giới. Bên cạnh đó, những ai bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.

Triệu chứng bệnh cũng được chia làm 2 nhóm. Khi túi phình nhỏ (kích thước dưới 5cm) thường không có biểu hiện. Với những BN có túi phình động mạch chủ bụng lớn hơn 5cm, huyết áp tăng làm khối phình căng ra, BN sẽ bị đau bụng dữ dội như dao đâm.

Nếu túi phình kích thước nhỏ hơn 5cm, tốt nhất là theo dõi, khám định ksix6 tháng/lần. Chỉ định phẫu thuật chỉ nên thực hiện với ca bệnh có túi phình lớn hơn 5cm. 

BN bị phình động mạch chủ bụng phát hiện chậm trễ có khả năng phải chịu những biến chứng gần hậu phẫu như: rối loạn đông máu, suy đa cơ quan, nhiễm trùng, lâu hồi phục. Ngoài ra, các BN này còn có nguy cơ bị biến chứng lâu dài như: tai biến mạch máu não, yếu liệt nửa người, nhồi máu cơ tim do huyết động thất thường làm lượng máu tưới lên tim giảm.

Ðể phòng tránh phình động mạch chủ bụng, cách tốt nhất vẫn là giữ lối sống lành mạnh, kiểm soát huyết áp, mỡ máu và khám tầm soát (siêu âm bụng) 6 tháng - một năm/lần. Theo BS Ðình, những ca bị vỡ túi phình động mạch chủ bụng may mắn cứu được vì chưa bị bục hết ba lớp áo của mạch máu (mạch máu có ba lớp là nội mạc, trung mạc và ngoại mạc). Khi các lớp áo mạch máu bị bung ra hết, máu ào vào trong bụng, sẽ không cách nào cứu chữa.

Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI