Bài 2: Mẹ sẽ không rút ống thở để giải thoát cho cả mẹ và con

20/05/2017 - 09:30

PNO - Sự linh cảm của người mẹ đã góp phần giúp con trai sau 6 năm nằm liệt giường hồi sinh kỳ diệu . Đây là một trong những điều xưa nay hiếm trong y văn.

Ngày mẹ bàng hoàng suy sụp

6 năm về trước, anh Võ Thành Hữu Nghĩa (quê ở ĐắK Nông) mới 20 tuổi, đang là sinh viên năm thứ 2 ngành Thiết kế nội thất của trường Cao đẳng Bách Việt (TP.HCM). Sau giờ học, Nghĩa bán bông ở lề đường có nhiều xe cộ chạy qua để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.

Thấy chàng sinh viên trẻ, lại khéo tay gói những bó hoa dễ thương, nhiều người ghé lại ủng hộ cho Nghĩa. Một lần trên đường trở về nhà trọ sau khi bán bông, anh bất ngờ bị chiếc xe tải chạy phía sau đâm vào, rồi tài xế bỏ chạy.

Một người dân tốt bụng đưa anh vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đó là vỏn vẹn những thông tin mà bà Lê Thị Thu Đông, 55 tuổi – mẹ của Nghĩa biết được.

Ngày đó, những người anh của Nghĩa không dám nói sự thật cho bà biết, sợ bà không chịu nổi. Bất chợt, nghe tin từ hàng xóm rằng "thằng Nghĩa bị xe tải tông", bà hoảng loạn, bắt vội xe đò xuống Sài Gòn tìm con. 

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Tai nạn đã khiến cuộc đời Nghĩa gắn liền với chiếc xe lăn. 

Vừa thấy con trai đang mê man, phải thở oxy, bà ngã quỵ. Bác sĩ thông báo, Nghĩa bị chấn thương sọ não, máu chảy trong đầu nên phải phẫu thuật. Bà Đông được thông báo chỉ có 4 ngày để hy vọng! Nếu Nghĩa vẫn còn thở sau 4 ngày sắp tới, người làm mẹ như bà có thêm quyền hy vọng.

Lụi cụi xếp lại hồ sơ bệnh án, mắt bà Đông đỏ hoe, kể: "Đó là những đêm thật dài ở hành lang bệnh viện. Tôi muốn đêm trôi qua thật nhanh, để tránh phải đối mặt với tình huống xấu nhất".

MẸ DẮT CON ĐI

Bài 1: Người mẹ già nhặt những thứ vứt đi để kéo dài sự sống cho con.

Có những lần quá mệt, bà chợp mắt, bỗng cơn gió lạnh rít từ ngoài hành lang vào, bà thảng thốt tỉnh giấc. Chạy xộc vào phòng cấp cứu, bà vẫn thấy con mê man bất tận. Bà lại ngồi bó gối co ro nhớ lại quãng thời gian mang bầu rồi sinh Nghĩa ra như thế nào. 

Câu chuyện quá khứ chưa kịp chắp vá, tim bà lại giật mình mỗi khi nghe tiếng loa thông báo bác sĩ cần gặp người nhà. Rồi 4 ngày qua đi, đến 7 ngày... 11 ngày...; người mẹ dần nuôi lớn thêm hy vọng. Nhưng lúc này, các bác sĩ phát hiện não của Nghĩa bị phù lên quá nhanh nên phải hậu phẫu để mở hộp sọ.

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Người mẹ nhiều đêm nuốt nước mắt để hy vọng ngày con trai tỉnh lại.

Quệt nước mắt, bà lắc đầu, nói không thành tiếng: “Chỉ cần con còn ở bên mẹ là được rồi. Chỉ cần con thở được, chỉ cần sống là được. Mẹ không cần gì thêm nữa. Mẹ sẽ không nghe người ta rút ống thở để giải thoát cho cả mẹ và con”.  

Bà quyết liệt giữ con bởi bà đã từng mất đi người chồng trong vụ tai nạn giao thông và lần này bà không muốn điều không may đến với gia đình mình lần nữa. Nhìn thấy tình cảnh của Nghĩa, nhiều người bệnh nằm chung phòng khuyên: "Hay rút ống thở để giải thoát cho cả mẹ và con". Người thì khẳng định chắc nịch: "Bị nặng như vậy, nếu có sống cũng chỉ nằm một chỗ như đời thực vật".

Nhớ 'câu thần chú' của bác sĩ

Ngày thứ 29, một phép màu đã đến với trái tim héo hắt của người mẹ. Con trai tội nghiệp của bà đã tỉnh dậy nhưng đó là sự thức tỉnh của một thể xác mà không hề có nhận thức.

Anh mở mắt, có nhìn, có thở nhưng anh không cảm nhận được đâu là nhà, đâu là mẹ, đâu là những người thân thuộc. Điều này có nghĩa là anh đang phải sống một đời thực vật. Người mẹ tiếp tục nuôi hy vọng, rồi con trai sẽ tỉnh lại.

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Bà Đông luôn nuôi hy vọng ngày con trai tỉnh lại.

Chị đếm những ngày dài trôi qua trong bệnh viện. 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… rồi 5 tháng, Nghĩa vẫn nằm đó trong mong mỏi của người thân. Lúc này, do nằm viện quá lâu, Nghĩa bị nhiễm trùng huyết, viêm phổi, hoại tử xương cụt. Bác sĩ khuyên bà nên cho con về nhà, ở lại bệnh viện sẽ nhiễm trùng nặng hơn.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Gia Định – một trong những bác sĩ trực tiếp mổ ca này đã khuyên người mẹ đau khổ: “Sự sống còn phụ thuộc vào phần phúc của mỗi người. Có những trường hợp sống thực vật khoảng một năm rồi thì cũng tỉnh lại được…”

Bà Đông đưa con trai về nhà trọ gần bệnh viện nhưng vẫn không từ bỏ hy vọng khi nghe 'câu thần chú' từ bác sĩ. 'Câu thần chú' kỳ diệu giúp hai mẹ con lấy lại niềm tin vào sự sống – sự sống có phần phúc, có lý do của riêng nó. Đó là một niềm tin đơn giản, không hề có lý luận, không hề có phân vân đúng sai, nhưng lại là niềm tin mạnh mẽ nhất.

Ngày phép màu tìm đến họ

Tháng thứ 6 của tình trạng mất nhận thức. Một ngày như mọi ngày, bà Đông đang ngồi bên cạnh con trai, chợt thấy bàn tay con trai cử động tìm lấy hộp bông tăm ngoáy tai. Bà không tin vào mắt mình, rồi tự hỏi: “Không lẽ thằng con mình nó cử động được rồi hả ta”. Vậy mà không ngờ đứa con trai nằm bất động 6 tháng trời của chị gật đầu.

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Với bà, anh Nghĩa lúc nào cũng bé bỏng.

Mừng quá, bà Đông hỏi lia lịa: “Con có biết má không” rồi hỏi con trai có nhận ra những anh chị của mình không. Điều tuyệt vời là lúc đó Nghĩa còn nhớ được cả số điện thoại của mình.

Chàng trai mới vừa tỉnh giấc hôn mê ú ớ trả lời, huơ tay loạn xạ. Mẹ của Nghĩa hiểu con, hỏi: “Không phải là con định bán vé số đó chứ”. Nghĩa gật đầu và ra dấu tay cho biết sẽ bán vé số để nuôi thân và nuôi mẹ. Bà Đông bật khóc vì quá xúc động.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Đây là ca tôi ấn tượng nhất trong đời làm nghề y. Em sống được đã là một điều thần kỳ. Vậy mà em còn nhớ rất tốt, chỉ có vận động khó khăn do cơ bị co rút”. 

Những ngày đầu tháng 3/2017, một phép màu nữa đã đến với hai mẹ con bà. Sau khi thực hiện ca phẫu thuật cắt bớt gân chân, Nghĩa đã có thể tự mình đi được vài bước chân có sự hỗ trợ của gậy.

Anh cũng có thể ngồi dậy tầm 20 phút để ăn trọn một bữa cơm với mẹ. Thậm chí anh còn có thể cầm bút để viết. Và bà Đông lại tiếp tục thực hiện một ước mơ khác, đó là hy vọng con bà có thể tự đi lại bình thường.

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Với bà Đông, anh Nghĩa nhích được từng bước là tim bà vỡ òa.

Cứ từng ngày, mẹ con bà lại dắt díu nhau lên phòng vật lý trị liệu, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM. Những cầu thang bệnh viện là một trong những dụng cụ tập luyện của mẹ con bà Đông. Cánh tay trái bị liệt nên bà Đông lựa cầu thang có thể vịn tay phải một cách thuận lợi.

Từ lầu một lên lầu 2, bà Đông dìu con đi hết một nửa cầu thang lại ngồi xuống nghỉ ngơi một lát. Khi đó, Nghĩa hít thở ra những luồng hơi kêu rin rít từ cổ họng. Ở nơi đó đã hình thành vết sẹo do đã từng đặt ống nội khí quản trong suốt nhiều năm liền.

Lúc trước, anh chỉ có thể nằm uống nước. Nếu ngồi dậy uông nước thì bị sặc sụa vì nước dễ dàng chui vào đường thở qua vêt sẹo đặt nội khi quản. Vậy mà cứ kiên trì tập luyện, giờ anh có thế ngồi uống nước.

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Nghĩa tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM

Nhưng chặng đường hạnh phúc không hề giản đơn như thế. Với mẹ con bà Đông, đó là con đường được xây nên từ nhiều lần phẫu thuật đau đớn, từ những bước chân tập tễnh đau nhói, từ những đêm ngồi khóc thầm và những lần hai mẹ con cầu nguyện xin một lối thoát trong cảnh mờ mịt.

Chàng trai Võ Thành Hữu Nghĩa năm nay đã 26 tuổi. Với người khác nói chuyện là điều hàng ngày, nhưng với anh rất khó khăn nhưng anh rất vui vẻ chịu nói, chịu bắt chuyện với người khác. Dường như trong anh có một sinh lực rất mạnh mẽ của tuổi trẻ và sức mạnh đó đang được đứng vững trên đôi chân của người mẹ, với hy vọng anh sẽ sớm bình an!

Những hình ảnh xúc động về chuỗi ngày bà Đông tập đi cho Nghĩa

Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con
Bai 2: Me se khong rut ong tho de giai thoat cho ca me va con

Bà Lê Thị Thu Đông có một sở thích viết nhật ký. Những cuốn nhật ký của chị có từ thời còn dùng viết mực đến nay đã phai màu. Bà bảo mỗi khi có những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai thì lại trút nỗi niềm vào cuốn nhật ký. Một trong những dòng tâm sự của bà trong 6 năm kiên trì cùng con trai tìm lại đường sống:

“Những năm tháng cùng con đi từ bệnh viện này tới bệnh viên khác, rất nhiều lời cầu nguyện khi con rơi vào trạng thái sống thực vật, từng giọt nước mắt khi biết tin con liệt nửa người, mẹ sợ lắm! Mẹ sợ dù cố gắng đến mấy cùng không thể đưa con được quay lại được với cuộc sống bình thường.

Tuổi của con đáng lẽ phải được đi học, đi làm, được tự do bay nhảy trên đôi chân của chính mình. Nhưng có sao đâu con trai. Chỉ cần con còn thở, còn sống, mẹ sẽ chiến đấu hết sức mình. Dù có chuyện gì xảy ra, mẹ luôn ở đây”

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI