Diễn viên Lê Phương “lấn sân” cải lương

01/11/2014 - 01:39

PNO - PNO - Lê Phương là tên tuổi không còn xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ qua rất nhiều bộ phim truyền hình: Vó ngựa trời Nam, Cá rô em yêu anh, Nỗi đau của hạnh phúc, Bìm bịp kêu chiều, Thế lực ngầm…

edf40wrjww2tblPage:Content

Dien vien Le Phuong “lan san” cai luong

Trở lại với nghề diễn sau một thời gian nghỉ sinh con và chăm sóc gia đình, Lê Phương nhanh chóng “ghi điểm” với một loạt vai diễn trên sân khấu Thế Giới Trẻ: Bé Ba (Đời như Ý), Thảo (Lạnh nhẹ từ phía sau), dì Mai (Bí mật nhà xác), Thủy (Giếng oan hồn)…

Không chỉ có vậy, ở chương trình Vầng trăng cổ nhạc 148 (5/2013) Lê Phương còn khiến nhiều khán giả ngạc nhiên khi xuất hiện cùng NSƯT Minh Vương trong bài ca cổ Lời ca con dâng Bác. Chưa thật xuất sắc, nhưng Lê Phương đã để lại cho khán giả cải lương những ấn tượng thú vị bởi chất giọng mang sắc thái rất riêng, âm vực rộng và khả năng giữ nhịp không thua kém các nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp.

Dien vien Le Phuong “lan san” cai luong

Thừa thắng xông lên, trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc 163, sẽ diễn ra vào ngày 2/11 tới, Lê Phương sẽ tiếp tục “khoe giọng” bằng bài ca cổ Tình đẹp quê hương bên cạnh NSƯT Trọng Hữu.

* Chào Lê Phương, từ chương trình Vầng trăng cổ nhạc 148, phải nói là không ít khán giả đã khá bất ngờ với giọng ca của chị.

Lê Phương: Từ nhỏ tôi đã được ba dạy ca cổ và rất thích ca cổ. Thời thơ ấu tôi cũng mê coi cải lương hơn kịch và phim ảnh. Nhưng có lẽ do “duyên nợ” nên sau khi tốt nghiệp tôi lại chọn thi vào khoa diễn viên sân khấu - điện ảnh thay vì khoa cải lương như suy nghĩ của mình trước đó . Một phần cũng vì tôi không dám nghĩ giọng ca của mình đủ hay, đủ truyền cảm để có thể trở thành một diễn viên cải lương chuyên nghiệp.

Dien vien Le Phuong “lan san” cai luong
Lê Phương và con trai - Cà Pháo

* Con đường nào “đưa lối dẫn đường” cho chị đến với Vầng trăng cổ nhạc?

- Thực ra thì lần đầu tiên tôi tham gia Vầng trăng cổ nhạc là vào năm 2010. Rất tình cờ, đạo diễn chương trình biết tôi có khả năng ca cải lương nên cho tôi cơ hội được thử sức. Hát chung với NSƯT Kim Tiểu Long và NSƯT Quế Trân, tôi may mắn được các anh chị giúp đỡ rất nhiều để có đủ tự tin hát hết bài ca cổ. Với tôi, đó là một cuộc “chạm ngõ” để lại rất nhiều cảm xúc thú vị.

Nhưng sau đó, do nghỉ sinh con nên mọi thứ tạm dừng và mãi đến tháng 5/2013 tôi mới có dịp được xuất hiện trở lại với Vầng trăng cổ nhạc. May mắn lớn nhất là tôi luôn luôn được xếp ca chung với các nghệ sĩ nổi tiếng. Các anh chị, các chú đã hướng dẫn tôi rất tận tình để tôi có đủ tự tin thể thể hiện bài ca một cách tốt nhất trong khả năng của mình.

Dien vien Le Phuong “lan san” cai luong
Lê Phương (phải) và Thu Trang trong vở
Giếng oan hồn

* Chất giọng khá tốt, nhịp nhàng vững, lại có thêm thế mạnh về diễn xuất đã được chứng minh trên sân khấu và phim truyền hình, chị có nghĩ mình sẽ lấn sân sang sân khấu cải lương?

- Tôi cũng đã từng nhận được lời mời tham gia vở cải lương truyền hình Lan và Điệp nhưng… không có đủ tự tin để nhận lời. Đến lúc này tôi vẫn xác định phim truyền hình và sân khấu kịch nói là hai lĩnh vực tôi phải dành nhiều công sức để phấn đấu và khẳng định mình. Tôi biết mình ca chỉ ở mức… nghe được, nhịp vững nhưng làn hơi, lối luyến láy lại bình thường, chân phương, khó có thể trở thành một diễn viên cải lương chuyên nghiệp.

Dien vien Le Phuong “lan san” cai luong
Lê Phương (trái) trong phim Thế lực ngầm

Nếu có cơ hội, tôi chỉ dám thử sức với những lớp diễn ngắn hay những trích đoạn cải lương đơn giản. Để chuẩn bị cho cơ hội này, tôi bắt đầu học thêm vũ đạo và đã nghĩ đến việc luyện ca. Cải lương khó hơn kịch hay phim ảnh. Để nhập vai, để phối hợp tốt giữa ca và diễn, trước đó người diễn viên phải thật nhuần nhuyễn về bài ca, cách lấy hơi, nhả chữ, luyến láy, ngân nga… và những hình thức vũ đạo, động tác sân khấu đặc trưng của loại hình cải lương. Khi trang bị cho mình đủ những kỹ năng này tôi mới có đủ tự tin để thử sức với cải lương, dù chỉ là diễn trích đoạn.

* Cám ơn chị.

THẢO VÂN (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI