Đẹp chi cho đàn ông mê mệt, đàn bà ghen tuông!

10/12/2017 - 17:05

PNO - - Con trời đánh thánh vật, con trốn chúa lộn chồng kia, mày lội ao chết đuối, mày qua sông đắm đò, mày lên bàn đẻ ngang đẻ ngược, trời tru đất diệt, diều tha quạ mổ, sói hổ dè xén thứ đàn bà như mày…

Dep chi cho dan ong me met, dan ba ghen tuong!
 

Từng tràng, từng tràng tuôn ra không ngớt từ miệng người đàn bà đang giữa cơn lồng lộn. Bà vênh mặt, bà co giò nhảy đành đạch toan xé xác nó ra. Là bởi bà mất chồng, mà cái chốn này thì chỉ do nó chứ còn ai vào đây. Đích thị là nó!

Nó, vẫn như cũ, cúi đầu im thít trong nỗi nhục nhã mà than ôi nó có biết vì sao đâu? Đời vốn thế, nó thầm nghĩ và tự an ủi. Nó cúi đầu trong những lời xỉ vả mà đôi khi nó còn chẳng hiểu hết những ẩn giấu bên trong mớ ngôn ngữ ngồn ngộn ấy. Nhưng nó quen rồi. Nó đưa mắt nhìn xa xa về phía bên kia con nước.

Triền sông lấp đầy những khóm hoa dại rung rinh theo lớp lớp trời chiều hiu quạnh, là hàng thùy dương ngả nghiêng trong cơn gió miền cát nắng, lớp sóng êm ả vỗ về những tà nắng nhạt cuối ngày. Nó đã ở chốn này bao lâu rồi mà còn mê mẩn từng làn không khí mỏng tênh và êm đềm ấy. Rồi tự nhiên cơn thèm sống lại nổi lên đè bẹp nỗi niềm tủi nhục số phận từ ngày nó chào đời.

Không ai biết nó từ đâu đến, ai sinh ra nó. Một buổi sớm sau cơn mưa đêm ròng rã, bầu trời trong vắt dâng lên cao vời vợi, ai đó nhác thấy một sinh linh bé nhỏ bị bỏ lại trên đám cỏ dại, bên vũng nước đọng bùn lầy. Từ đó, nó lớn lên bên xóm chài nhỏ dọc triền sông, cuộc đời trôi nổi theo từng con nước lớn, nước ròng. 

Dân chài vốn lương thiện, thiếu thốn ăn mặc nhưng thừa thãi tấm lòng. Không ai đủ sức gánh thêm một đứa con thì mỗi người góp một ít, nuôi nó vài ngày. Nó vui vẻ, nhất là khi được gắn cho cái tên nom hợp với hoàn cảnh, họ gọi nó là con Sông. 

Dep chi cho dan ong me met, dan ba ghen tuong!
 

Những ngày tháng êm đềm mơ hồ trôi qua, nó dần biết mình là ai, khi những lời trêu chọc của đám bạn vô tình khiến nó thắc mắc. Đói bụng, nó tranh giành đồ ăn với những đứa trẻ trong xóm, gọi là đồ ăn nhưng kỳ thực chỉ là những trái dại mọc bên sân nhà. Nhưng nó thua, vì thằng kia có mẹ và đây là sân nhà mẹ nó. Nó co rúm người lại đưa mắt lom lom nhìn theo thằng nhóc đang lon ton mang món đồ chạy vào mách mẹ. Nó tự hỏi, sân nhà mẹ nó ở đâu? 

Dần dần, nó thành đứa con hoang ăn nhờ ở đậu trong xóm chài. Nó lớn cùng với sự dịch chuyển kinh tế khiến cả vùng chật vật. Sự thiếu thốn khiến tình cảm đầm ấm của xóm giềng thưa dần, bụng vơi dần thức ăn, nó đói. Thỉnh thoảng ai đó nhìn nó ái ngại, mang cho ít thức ăn nhưng không được bao lâu, bởi cái đói cũng làm khổ gia đình họ. 

Quay lại bãi đất bên triền sông, nó dựng một mái cói nhỏ rồi sống luôn ở đó. Thức ăn chính của nó quanh quẩn bên vũng nước, trồng được gì thì ăn đó, nhựa cây hoa cỏ, nhét được vào bụng thì là thức ăn. Không ít lần nó lục tung đống cơm thừa canh cặn người ta vứt đi để tìm chút thức ăn sót lại. Kỳ lạ là nó vẫn lớn và xinh đẹp.

Nếu trời sinh voi sinh cỏ thì nó đúng là minh họa điển hình cho câu nói ấy. Da nó ngăm đen nhưng bắt mắt với thân hình mảnh khảnh, đôi chân dài, khuôn mặt vô tội và cam chịu. Đôi mắt nó dường như luôn ươn ướt, đen láy và không đáy.

Thượng đế khéo trêu ngươi tạo ra vô vàn nghịch lý, bất chấp thiếu thốn, nó vô tình khoác lên đôi cánh để thu hút, mê hoặc lòng người, những kẻ lỡ nhìn vào mắt nó sẽ như đi lạc cả khung trời, dẫu đang là thanh niên hay đã tóc lâm râm bạc. 

Các chàng ba hoa quanh đó nghe tiếng, mò đến làm quen. Nó im lặng vì sợ. Rồi nó niềm nở trong chừng mực để tránh mất lòng, cũng vì sợ. Không quen được, đám thanh niên lại choảng nhau đều đều để tranh giành giai nhân. Khi men rượu lên cao, cảnh nhốn nháo lại khiến dân làng dồn hết uất hận vào nó.

Cái thói ganh ghét muôn đời vẫn thế, sự thiếu thốn không che được vẻ đẹp của nó, cũng không che được ánh mắt sân si của các bậc phụ nữ danh chính. Mỗi dịp có ông nào tòm tem trốn vợ đến mái tranh của Sông buông lời ong bướm, nó lại phải gánh trận đòn vô lối. Nhưng Sông quen, cũng không nỡ xa chốn đã từng cưu mang nó.

Thời gian lầm lũi trôi qua, Sông lầm lũi lớn lên trong mái tranh bên triền sông. Nước mắt lầm lũi trào ngược lên rồi nằm mãi ở đâu đó, không bao giờ chảy nữa. Một buổi tối mùa bão, mái tranh liêu xiêu ấy cất lên những tiếng thét chói tai.

Nó núp mình tránh cơn mưa giông. Đám đệ tử lưu linh kéo nhau đến, trời được dịp nổi giận ầm ầm lấn át tiếng gào thét kêu cứu trong cái chái nhỏ ấy. Nếu có ai nghe thấy, chắc họ cũng làm lơ.

Nó còn mơ hồ về chuyện nam nữ, nhưng nỗi đau đớn khiến nước mắt Sông trào ra. Cái bụng lớn lên từng ngày, khi Sông biết có một sinh linh bé bỏng đang lớn lên trong mình, điều đó lại trở thành nguồn sống của nó. Một ngày, cái đói dằn vặt khiến Sông muốn rời xa vũng nước, nó mơ tưởng về một tương lai khi đứa con ra đời, sẽ có một cuộc đời mới không như nó.

Mái tranh điêu tàn sập xuống, gom hết tự tin, nó cất bước ra khỏi làng chài. Một lần ngoái đầu lại, liệu có ai nhớ nó đã từng ở đó? Vài ngày sau, quanh xóm mới rộ lên tin đồn, con Sông đã bỏ đi.

Tháng ngày lang thang bươn chải giúp nó mạnh mẽ. Sông đến một khu đông người, ở đây nó dễ tìm kiếm thức ăn, dễ nuôi sống cái thai đang nặng dần từng ngày. Dù vậy, Sông vẫn lén lút, chẳng ai chấp nhận nó vào trong nhà dù chỉ là ở đợ. Khi có người đon đả nói chuyện, nó lén lút kiếm chút gì nhét bụng. Xấu thật, nó nghĩ rồi thấy xấu hổ và tủi nhục.

Nhưng vì con, nó chấp nhận. Những buổi chiều nắng tắt, nó lại mơ hồ nhớ về triền sông nơi mình đã lớn lên, rồi nhìn xuống cái bụng giờ đã tròn lắm, Sông nhủ lòng có lẽ đây là lý do nó hiện diện trên cõi đời này. Ánh nắng nhạt dần sau những tòa nhà thị thành, tiếng ồn ào phố chợ vơi đi, nó điềm nhiên không nghĩ ngợi gì về tương lai nữa.

Một buổi chiều khi đang kiếm ăn, tai nạn lại ập đến, như buổi tối mưa bão chưa kịp quên. Nó không thoát được nghịch kiếp. Bụng dưới trào máu khiến Sông hốt hoảng, chính nó cũng gấp gáp đớp lấy những ngụm không khí cuối cùng của sự sống. Sông thương sinh linh chưa chào đời, cũng thương cho hy vọng và tương lai của nó. 

Mắt Sông từ từ nhắm như khép lại một cuộc đời mà nó còn chưa kịp hiểu ý nghĩa. Sông lại băn khoăn về lý do mình đến cuộc đời này, nó tò mò về người sinh ra nó, hận cuộc đời xô đẩy, rồi nó nấc lên nghẹn ngào sờ tay vào bụng… Hay đây là sự giải thoát để con nó sẽ không phải như mẹ? Nó mỉm cười chìm vào giấc ngủ và nghỉ ngơi sau một thời nhọc nhằn. 

Tuyến Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Làm mới tình cũ

    Làm mới tình cũ

    27-12-2024 06:15

    Thì ra tình già cũng cần chăm bón, cần tưới tắm để tình mãi xanh tươi như thuở ban đầu.

  • Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    26-12-2024 11:17

    Vành khăn lươn luôn được nội vấn chỉn chu giống như lời tri ân của nội dành cho phong tục truyền thống. Đó cũng là lời nội ngầm răn dạy con cháu.

  • Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    26-12-2024 06:11

    Bà Lý Thị Bình (81 tuổi, TPHCM) luôn cháy hết mình trong những điệu nhảy, từ điệu slow đến tango, rumba, chachacha…

  • Giả bộ nấu xà bần

    Giả bộ nấu xà bần

    25-12-2024 16:14

    Đó có lẽ là món ăn nhanh có lịch sử lâu đời nhất của đàn bà con gái miền Tây, nhưng sau này có lẽ món ấy chỉ còn trong lời kể.

  • Đưa mẹ đi chơi

    Đưa mẹ đi chơi

    25-12-2024 10:25

    Họ đã quyết định tạm gác lại nhiều thứ, dành thời gian đưa mẹ tham gia những chuyến du lịch đặc biệt.

  • Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    25-12-2024 06:47

    Trước khi muốn huấn luyện chồng, bạn phải quên đi nếp nghĩ “thâm căn cố đế” của bà và mẹ bạn là “không nên bắt đàn ông mó tay vào việc nhà”.

  • U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    24-12-2024 18:25

    Thay vì buồn vì đã già, hãy lạc quan đón nhận mọi thứ để cuộc sống thoải mái hơn, dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

  • Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    24-12-2024 14:44

    Hễ cô gái nào bật đèn xanh và bày tỏ ý định nâng cấp tình bạn lên thành tình yêu là bạn ấy “tắt nguồn” và tránh mặt.

  • Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    24-12-2024 12:15

    Với những doanh nhân, gia đình là là điểm tựa và là nguồn cảm hứng, minh chứng cho giá trị sản phẩm họ mong muốn đem đến thị trường.

  • Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    24-12-2024 06:01

    Những ngày lễ, tết không áp lực sẽ là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ trong mỗi gia đình.

  • Mai ăn chi mẹ hè?

    Mai ăn chi mẹ hè?

    23-12-2024 19:21

    Ở trong gia đình với 4 thế hệ, việc nấu đúng với nhu cầu từng người sẽ khá vất vả, nhưng mẹ vẫn luôn chuẩn bị tươm tất.

  • Dạy con nghĩ tích cực

    Dạy con nghĩ tích cực

    23-12-2024 14:55

    Khi ta đổi cách nhìn nhận một vấn đề, dường như nó không còn là “vấn đề” nữa.

  • Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    23-12-2024 06:45

    Chỉ trong vòng 5 tháng, mẹ và 2 con đã chinh phục thành công 4 đỉnh núi và 1 đỉnh đèo có độ cao từ 2.860m đến 4.575m.

  • Già đi, là chúng ta còn may mắn

    Già đi, là chúng ta còn may mắn

    22-12-2024 16:06

    Tuổi già nhất định sẽ đến. Nếu chúng ta ứng xử với nó một cách tích cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ chủ động hơn, tích cực hơn.

  • Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    22-12-2024 07:07

    Bà xem sự tự do trong cuộc đời là một đặc quyền và ngày nào còn tự do, ấy mới là ngày đáng sống.

  • Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    21-12-2024 20:12

    Tôi hứa sẽ dưỡng mình thành người đàn bà nhiều nếp nhăn vui vẻ, không làm vướng bận hay phiền toái một ai...

  • Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    21-12-2024 10:17

    Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

  • Giáng sinh đa văn hóa

    Giáng sinh đa văn hóa

    21-12-2024 06:28

    Gần 10 năm ở châu Âu, với tôi là những trải nghiệm khá đặc biệt về Giáng sinh giữa các nền văn hóa.