Bức ảnh kể chuyện: Nghiệp rác

23/04/2018 - 06:33

PNO - Ngày nào cũng vậy, từ 7g đến 18g, vợ chồng anh Nghĩa lại cắm mặt phân loại rác trước khi chở đến các điểm tập kết rác của thành phố.

Mười hai giờ trưa, trời Sài Gòn nóng như đổ lửa, chỉ nghĩ đến việc bước chân ra đường là ai cũng chùn bước. Như thường lệ, vợ chồng anh Nghĩa vẫn tất bật phân loại rác tại một bãi rác trên đường Lương Định Của (Q.2, TP.HCM). 

Buc anh ke chuyen: Nghiep rac
Vợ anh Nghĩa phân loại ve chai giữa tiết trời nóng bức

Những lúc trời quá nóng, họ chỉ biết nương nhờ bóng cây nghỉ mệt đôi ba phút, uống ngụm nước rồi lại miệt mài làm việc, bởi không làm thì không có hàng giao cho khách, nghĩa là hôm ấy cả nhà sẽ đói.

Buc anh ke chuyen: Nghiep rac
Cậu bé Nhân, con anh Nghĩa, đang chơi một mình giữa trời nắng gắt

Cái nghiệp gắn với bãi rác đã theo người đàn ông này gần 20 năm nay. Ngày nào cũng vậy, từ 7g đến 18g, vợ chồng anh Nghĩa lại cắm mặt phân loại rác trước khi chở đến các điểm tập kết rác của thành phố. 

Buc anh ke chuyen: Nghiep rac
Anh Nghĩa tranh thủ uống ly trà đá giải nhiệt

Bãi rác mang đến cho vợ chồng anh chỉ khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng, nhưng số tiền ít ỏi đó cũng đủ để họ trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học với ước mơ giản dị: có cái chữ, có kiến thức, đời con mình sau này sẽ đỡ vất vả hơn cha mẹ nó. 

Buc anh ke chuyen: Nghiep rac
Anh Tâm và anh Phước đang tranh thủ chất những bao ve chai lên xe để giao cho khách trên bãi rác ven đường Lương Định Của (Q.2, TP.HCM)

Không chỉ vợ chồng anh Nghĩa neo buộc đời mình nơi đây, bãi rác ấy còn là nơi nuôi sống, mang đến hy vọng cho những phận đời nhọc nhằn khác như anh Tâm, anh Phước… 

Minh Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội

    Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội 

    12-03-2024 06:21

    Lễ hội kén rể được người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

  • Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    10-03-2024 06:16

    Vất vả, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất song nhiều phụ nữ ở xã Quỳnh Hưng vẫn chọn làm thợ chà nhám đồ mộc vì chủ động được thời gian.